Nông Dân Tây Nguyên Đồng Loạt Mở Kho Cà Phê
Thời điểm thu hoạch càphê niên vụ 2013-2014, giá càphê nhân trên thị trường Tây Nguyên đạt 34.000 đồng/kg, thậm chí có lúc chỉ còn 31.000 đồng/kg, khiến đa phần nông dân không dám bán mà cất trữ, chờ giá lên. Hiện tại, giá càphê nhân tại đây tăng lên 40.900 - 41.600 đồng/kg nên bà con đồng loạt bán ra thị trường.
Ông Lê Văn Thân, ở xã Hoà Đông (Krông Pắk - Đắk Lắk), cho biết: “Niên vụ vừa qua, gia đình thu hoạch được 3,5 tấn càphê nhân. Tuy nhiên, ở thời điểm mới thu hoạch, giá càphê xuống thấp quá, có lúc chỉ đạt 32.000 đồng/kg nên tôi chưa vội bán. Mấy ngày nay, thấy giá càphê có chiều hướng tăng, hiện đạt 41.000 đồng/kg, tôi quyết định bán ra, thu về hơn 130 triệu đồng”.
Hiện nay, hầu hết nông dân đang cần tiền để chống hạn và chuẩn bị vật tư, phân bón chăm sóc cho càphê niên vụ 2014-2015. Điều đáng mừng là giá càphê tăng đúng vào thời điểm bà con đang cần vốn để đẩy mạnh đầu tư, chăm sóc càphê nên ai cũng vui, mạnh dạn bán càphê để có vốn tiếp tục đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Đức, ở xã Ea Tiêu (Cư Kuin - Đắk Lắk), chia sẻ: “Kết thúc niên vụ càphê vừa qua, gia đình tôi thu hoạch được 5 tấn càphê nhân. Do giá lúc đó xuống thấp quá, chỉ 31.000 đồng/kg nên tôi bán bớt 1 tấn để chi phí cho việc thuê nhân công thu hái, còn 4 tấn cất trữ, chờ cơ hội tăng giá mới bán. Người trồng càphê như chúng tôi chỉ mong giá lên được tầm 40.000 đồng/kg, vì với mức giá ấy mới có lời”.
Còn chị Lê Vân Anh, chủ đại lý thu mua càphê tại xã Hoà Đông, cho biết: “Những ngày qua, do giá càphê lên mức 41.000 đồng/kg, đa số nông dân tạm trữ càphê hồi đầu vụ đã đồng loạt mang ra bán để lấy tiền đầu tư… Do đông người bán càphê nên đại lý mở cửa để thu mua từ sáng sớm đến đêm mà vẫn không kịp”.
Với giá càphê nhân tăng cao như hiện nay, nông dân cảm thấy có lãi nên đồng loạt bán ra thị trường. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, việc bà con đồng loạt bán càphê có thể khiến giá lại giảm trong thời gian tới.
Tây Nguyên là vùng trồng càphê trọng điểm và có diện tích lớn nhất cả nước với khoảng 500.000ha, tập trung tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, trong đó Đắk Lắk có khoảng 202.500ha. Do vậy, việc nông dân tạm trữ hay bán càphê sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung - cầu của thị trường càphê trong nước hiện nay.
Điều quan trọng là, bà con nên lựa chọn thời điểm bán thích hợp để đảm bảo lợi nhuận; các tổ chức tín dụng tăng thời hạn cho vay để nông dân có vốn đầu tư cho niên vụ tiếp theo thay vì phải trông chờ vào việc bán càphê như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Còn các dự án hoặc đầu tư mua sắm, lắp đặt dây chuyền máy móc, thiết bị, các dự án chế tạo máy thiết bị sản xuất nông nghiệp, Nhà nước sẽ cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại với lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Thời gian qua, việc bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tổn thất thủy sản khai thác sau thu hoạch còn nhiều.
Từ đầu năm đến nay, sản lượng cá nước lạnh toàn huyện đạt 195 tấn, bên cạnh đó, lượng cá đến kỳ thu hoạch ở các cơ sở vẫn còn khoảng 20 tấn. Như vậy, ước tính tổng sản lượng cá nước lạnh cả năm sẽ đạt hơn 200 tấn.
Nhằm thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả trên diện tích đất vườn đồi tại các xã miền núi huyện Quỳnh Lưu, mấy năm trở lại đây, bà con nông dân đã chủ động đưa vào trồng cây nguyên liệu hương bài. Đây được coi là cây trồng phù hợp loại đất đồi cao, khó khăn về nguồn nước, dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Nguyễn Tấn Sỹ, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Mương Ðường, xã Tạ An Khương, bộc bạch: “Phương pháp nuôi tôm của tôi chủ yếu là phơi đầm, bón vôi, thả tôm giống và định kỳ bắt tôm hằng tháng. Ðó là những gì học được từ 4 lớp tập huấn. Thế nhưng, rủi ro vẫn còn, thu nhập chưa bền vững, chưa thể lấy sổ đỏ về nhà”.