Nghề Nuôi Tôm Hùm Nước Ta Còn Nhiều Thách Thức

Sáng 31/3, tại TP Tuy Hòa, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề Quản lý và phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tham dự diễn đàn có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Văn Trúc, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh miền Trung cùng 190 ngư dân nuôi tôm hùm ở 5 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận...
Đây là một trong 18 sự kiện diễn ra trong đợt Festival Thủy sản Việt Nam – Phú Yên 2014.
Theo Tổng cục Thủy sản, tôm hùm ở Việt Nam hiện nay có giá trị kinh tế cao, đang được chú trọng phát triển và phân bố nhiều nhất tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Từ sau những năm 80 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu và nuôi tôm hùm được chú ý, tuy nhiên nghề nuôi tôm hùm lồng thực sự phát triển từ năm 2000 đến nay, số lượng lồng nuôi ước tính có trên 43.000 lồng, với khoảng 8.000 – 10.000 hộ nuôi, trong đó nhiều nhất là tỉnh Phú Yên với trên 22.500 lồng, Khánh Hòa 16.300 lồng…Tuy nhiên, những năm gần đây, dịch bệnh trên tôm tùm xảy ra thường xuyên, với bệnh lý như trắng râu, long đầu… gây chết tôm.
Trong khi đó công tác phòng chống dịch bệnh còn nhiều hạn chế, như cuối năm 2006 và đầu năm 2007, 2012, tại các vùng nuôi tôm hùm ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đã xuất hiện và bùng phát bệnh sữa, gây chết nhiều tôm hùm nuôi, thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho bà con nông dân.
Tại diễn đàn, nhiều ý kiến của ngư dân nuôi tôm hùm 5 tỉnh nói trên đã kiến nghị: Cần nghiên cứu và chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm hùm nuôi, nghiên cứu thức ăn cho tôm là đối tượng thủy sản nước ngọt có phù hợp cho tôm hùm hay không và cách cho ăn, chăm sóc cho tôm nuôi phát triển nhanh.
Cần phải quản lý nguồn giống tôm hùm, quy hoạch và quản lý vùng nuôi theo hướng bền vững, vấn đề quản lý thuốc thú y thủy sản hiện nay. Nhà nước cần đầu tư nghiên cứu cách phòng và trị bệnh cho tôm hùm, vấn đề hỗ trợ khi dịch bệnh tôm hùm xảy ra, đồng thời có chính sách ưu tiên cho vay vốn đối với những hộ gặp rủi ro để đầu tư tái sản xuất…
Ông Phạm Khánh Ly, Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản, cho biết để phát triển nuôi tôm hùm bền vững, trong năm 2014 này, Bộ NN- PTNT sẽ xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển nuôi tôm hùm đến năm 2020. Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, chính sách, vốn vay, giải pháp khuyến ngư, thị trường.
Đồng thời Bộ ghi nhận ý kiến của ngư dân tập trung nghiên cứu để sản xuất giống tôm hùm nhân tạo và thức ăn công nghiệp cho tôm hùm…
Có thể bạn quan tâm

Áp lực hội nhập quốc tế đang đến rất gần, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp được ký kết khiến Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát rốt ráo chỉ đạo tìm giải pháp xốc lại ngành chăn nuôi - lĩnh vực được xem là có sức cạnh tranh kém nhất trong nông nghiệp.

Mặc dù chưa chính thức tham gia vào các hiệp định về tự do hóa thương mại để nông sản của các nước có thể trao đổi, xuất và nhập khẩu vào thị trường chung với thuế suất thấp nhưng thịt gia cầm châu Âu và Mỹ đã có mặt ở khắp thị trường Việt Nam với giá còn rẻ hơn cả ở nơi xuất đi…
Thiên tai, dịch bệnh, giá cả thấp... là những khó khăn phát triển ngành chăn nuôi. Vì vậy, đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Sở Nông nghiệp- PTNT sẽ tập trung tái thiết lại ngành này, hướng nông dân làm ăn bài bản, chú trọng chất lượng hơn là sản lượng.

Cách đây hơn 10 năm, nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và một số huyện, thành phía Nam nói riêng bị “tụt dốc”. Vài năm trở lại đây, với nhiều cách thức nuôi tằm mới cùng với nhiều giống dâu cho năng suất, chất lượng cao hơn đã giúp nghề trồng dâu, nuôi nằm dần được “hồi sinh”.

Theo số liệu của Chi cục Thú Y Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có hơn 2.800 con trâu, hơn 28.500 con bò (trong đó 21.000 còn bò thịt, 7.100 con bò sữa). Số lượng đàn bò tăng nhanh so với năm 2014, đặc biệt là bò sữa do mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao; Tuy trong vài năm trở lại đây, Sóc Trăng chưa ghi nhận trường hợp gia súc bị nhiễm bệnh lở mồm long móng (LMLM), nhưng nguy cơ bệnh xuất hiện và lây lan vẫn còn tiềm ẩn.