Bắt Đúng Bệnh Để Trị Kịp Thời

Nhiều năm nay, nền kinh tế nước ta đã nhận được nhiều lời khen. Nào là có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực; xuất khẩu liên tục tăng trưởng; đầu tư nước ngoài đạt những con số kỷ lục...
Tuy nhiên, cũng có những đánh giá "nghịch nhĩ", như tụt lùi trong bảng xếp hạng khả năng cạnh tranh, chi phí giao dịch và nhất là chi phí ngầm của doanh nghiệp (DN) cao, trình độ quản lý kém, thủ tục hành chính còn phiền hà… Nhưng, nếu trong điều kiện "thuận buồm, xuôi gió", những lời chê thường "chìm" dưới lời khen.
Chỉ đến khi "tai biến" dẫn đến "đột quỵ", thì không ít DN mới thấy mình không "khỏe" như các lời khen thường thấy, nhất là vào thời điểm như hiện nay, cùng lúc điệp khúc "thiếu, tăng" đều đã "đổ" vào DN: nào là thiếu nhân lực, tăng giá đầu vào, tăng lãi suất vay vốn... và thế là đã có nhiều DN lên tiếng về những nguy cơ gây đình đốn trong sản xuất, kinh doanh...
Trước thực tế trên, cấp có thẩm quyền đã đề nghị một số ngành, trong đó có ngành công nghiệp cần so sánh cơ cấu giá thành sản phẩm được sản xuất trong nước với những sản phẩm cạnh tranh cùng loại trong khu vực, hoặc thế giới. Đồng thời cảnh báo, không nên thỏa mãn khi thấy sản phẩm của chúng ta đã bán được trên thị trường thế giới. Cũng không thể đơn giản thấy sản phẩm của một số nước trong khu vực rẻ hơn sản phẩm trong nước là các DN lại kiến nghị ngành chức năng giúp đỡ.
Nếu so sánh kỹ sẽ thấy trong cơ cấu giá thành, giá nhân công của chúng ta còn thấp, nhưng giá thuê mặt bằng sản xuất lại cao? Những chi phí giao dịch (cả những chi phí ngầm không biết hạch toán vào đâu) cũng quá cao? Đó là chưa kể các DN nước ngoài kinh doanh với nguồn vốn dài hạn, lãi suất ổn định, còn các DN của chúng ta dựa quá nhiều vào vốn ngắn hạn, nên chỉ cần biến động nhỏ trên thị trường vốn, lập tức sản xuất, kinh doanh xáo trộn ngay.
Thường thì người ta chỉ thấy mình thật sự yếu mới chịu đi khám bệnh. Tuy nhiên, muốn tìm đúng bệnh cần phải khám định kỳ. Có lẽ, đây là thời điểm để các ngành sản xuất, kinh doanh nghiêm túc nhìn lại mình để có kế hoạch tái cấu trúc DN. Vì thế, ngoài sự nỗ lực của mỗi DN, các hiệp hội, các ngành chức năng cũng cần hỗ trợ để giúp các DN vượt qua cơn "bĩ cực".
Related news

Tin từ Phòng NN&PTNT huyện Châu Đức cho biết, tính đến nay trên địa bàn huyện có 1.073ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tăng 443ha so với năm 2010.

Tăng cường mọi mặt công tác chỉ đạo, điều hành; đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất trên lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là trong tình trạng giá tôm xuống thấp, giá vật tư đầu vào cao, dẫn đến người nuôi tôm không có lãi; con giống kém chất lượng... là những vấn đề "nóng" người nuôi tôm đặt ra tại hội nghị giao ban nuôi trồng thuỷ sản được Sở NN&PTNT tổ chức tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau) ngày 11/6.

Ngày 11-5, ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại 2 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở phường Hải Hoà, TP Móng Cái (Quảng Ninh) với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là 3,16ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã lan rộng ra nhiều diện tích nuôi tôm khác, trong đó có Quảng Yên.

Sáng 13.6, ông Đinh Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết: 10 ngày qua, sau khi tiếp nhận 600kg thuốc clorin do Chi cục Thú y tỉnh cấp để xử lý môi trường khu vực nuôi cá lồng biển ở Hải Minh Trong (tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng), đến nay, môi trường nước cơ bản đã được khử, tẩy; dịch bệnh khiến cá chết đã được khống chế.

Sau khi tăng mạnh vào các tháng cuối năm 2014, XK cua ghẹ của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2015 bắt đầu chững lại, đạt 28,46 triệu USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo XK sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm.