Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bất cập bến bãi và dịch vụ hậu cần nghề cá

Bất cập bến bãi và dịch vụ hậu cần nghề cá
Ngày đăng: 15/09/2015

Tuy nhiên, các công trình, bến bãi, dịch vụ hậu cần nghề cá tại nhiều địa phương hiện nay còn không ít khó khăn, bất cập.

Lộc Hà có 310 tàu thuyền các loại, trong đó, 41 tàu công suất trên 90 CV và riêng Thạch Kim hiện có 98 tàu thuyền khai thác thủy, hải sản, trong đó có 17 tàu công suất 90-250 CV. Thực hiện Nghị định 67, huyện được phân bổ đóng mới 6 tàu, trong đó, 1 tàu hậu cần nghề cá và 5 tàu khai thác, nhưng đến nay, vẫn chưa có chủ tàu nào đăng ký đóng mới.

Nguyên nhân được xác định là do nguồn vốn đầu tư lớn trong khi đời sống ngư dân còn rất khó khăn, lực lượng lao động thiếu trầm trọng do con em đa phần không theo nghề của cha ông mà đi xuất khẩu lao động hoặc tìm việc làm ở các tỉnh phía Nam.

Cùng với truyền thống đánh bắt gần bờ, ngư cụ lạc hậu, kinh nghiệm đánh bắt xa bờ không bằng ngư dân các tỉnh bạn thì việc luồng lạch, dịch vụ hậu cần nghề cá còn hết sức hạn chế cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến ngư dân không dám đầu tư đóng mới tàu lớn hoặc tàu vỏ sắt.

Qua tìm hiểu được biết, hiện dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn còn rất đơn giản nếu như không muốn nói là chưa có. Thường thì những sự cố hỏng hóc trên các tàu lớn phải đến Nghệ An, Quảng Bình mới sửa chữa được.

Khi thủy triều xuống, lạch Cửa Sót trơ đáy, dòng lạch rất hẹp, tàu thuyền khổng thể vào ra.

Cảng cá Cửa Sót ở Thạch Kim (Lộc Hà) là một trong những nơi thuận lợi cho tàu thuyền đánh bắt xa bờ vào neo đậu, lượng tàu của các tỉnh bạn vào đây khá lớn.

Tuy nhiên, việc ra vào cảng để tiếp nhiên liệu, mua thực phẩm cũng như đưa hải sản vào đất liền tiêu thụ luôn gặp khó khăn, nhất là khi thủy triều xuống (cửa lạch đã bị bồi lắng qua nhiều năm)... Dự án nạo vét với mức đầu tư 60 tỷ đồng bằng nguồn vốn ODA sau nhiều năm khởi động đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lộc Hà - Võ Tá Bình cũng khẳng định: “Tình trạng luồng lạch Cửa Sót bị bồi lấp đã tồn tại bấy lâu và cần sớm có phương án xử lý. Việc luồng lạch không đáp ứng yêu cầu đã ảnh hưởng đến nghề cá, đặc biệt là mùa mưa bão có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của ngư dân khi vào tránh trú”.

Ngoài việc dễ mắc cạn, tại cảng hầu như đèn báo hiệu luồng lạch, cờ cảnh báo nguy hiểm và các điều kiện đảm bảo an toàn khác.

Những năm qua, đã có rất nhiều tàu vào cảng bị mắc cạn, gây hư hỏng nên sau những chuyến ra khơi, các tàu phải neo đậu ngoài xa và thuê dịch vụ trung chuyển thủy sản vào bờ khiến chi phí sản xuất tăng lên. Thực trạng này ở Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) cũng không sáng hơn.

Có khá hơn đôi chút nhưng tình hình ở Nghi Xuân chưa hẳn đã thuận lợi hoàn toàn. Đây là địa phương có nhiều tàu lớn nhất tỉnh với 672 tàu công suất trên 90 CV, trong đó, có 32 chiếc trên 250 CV.

Thực hiện Nghị định 67 CP, ngư dân nơi đây đang náo nức chờ đợi việc hạ thủy 3 chiếc tàu vỏ thép công suất trên 1.000 CV đầu tiên (dự kiến, cuối năm 2015). Hiện, các đơn vị đóng tàu đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ.

Để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền trong mùa mưa bão và chuẩn bị cho sự ra đời của các tàu công suất lớn, ngành NN&PTNT đã đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Hội - Xuân Phổ.

Công trình có diện tích hơn 20 ha với tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng, gồm đê chắn sóng dài hơn 1 km, nạo vét luồng lạch và âu thuyền có khả năng đón khoảng 500 tàu thuyền công suất tối đa 600 CV neo đậu.

Các đơn vị thi công tập trung huy động máy móc, nhân lực đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo an toàn thi công trước mùa mưa bão nhưng chưa có mặt bằng nên công việc bị ngưng trệ.

Trước tình hình đó, chính quyền các cấp đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, di dời tái định cư và đôn đốc các nhà thầu tập trung thi công đảm bảo an toàn, tiến độ, chất lượng.

Ông Trần Song Hương - Chủ tịch UBND xã Xuân Hội cho biết thêm: “Thực hiện dự án này, xã có 17 hộ bị ảnh hưởng. Chính quyền địa phương đang làm công tác tư tưởng, tuyên truyền, vận động. Hiện, đa số các hộ đã đồng tình ký vào hồ sơ mức áp giá, chỉ còn 3-4 hộ chưa đồng thuận.

Địa phương đã báo cáo cụ thể lên huyện và đang chờ cấp trên giải quyết. Tuy nhiên, do công trình đang thi công nên mùa mưa bão sắp tới chắc chắn sẽ gây ngập úng cục bộ, ảnh hưởng đến các hộ trong vùng bị ảnh hưởng nếu không kịp di dời trước mùa mưa bão”.

Có thể khẳng định rằng, việc đảm bảo luồng lạch, xây dựng nơi đồn trú cho tàu thuyền và đẩy mạnh phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá là yếu tố tiên quyết trong việc phát triển đội tàu thuyền đánh bắt xa bờ, giúp ngư dân vươn khơi bám biển và thay đổi tư duy đánh cá truyền thông cũng như góp phần nâng cao sản lượng khai thác, cải thiện đời sống.

Ngành NN&PTNT, chính quyền các cấp cần ưu tiên bố trí kinh phí, có giải pháp đồng bộ để sớm giải quyết dứt điểm các vấn đề còn bất cập, tồn tại hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm giải pháp phát triển bền vững thương hiệu cam Cao Phong Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm giải pháp phát triển bền vững thương hiệu cam Cao Phong

Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”, đây được xác định là thách thức lớn, đồng thời là giải pháp trọng tâm nhằm củng cố những giá trị bền vững giúp cam Cao Phong (Hòa Bình) phát triển trở thành một thương hiệu mạnh.

18/05/2015
Thị trường cần, nông dân đáp ứng Thị trường cần, nông dân đáp ứng

Trước tình hình khó khăn đầu ra của các loại hàng hóa nông sản, nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã chịu khó suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ hơn về thị trường để tổ chức sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, trồng cam xoàn là một thí dụ điển hình.

18/05/2015
Chợ Lách (Bến Tre) sôi động thị trường cây giống đầu vụ Chợ Lách (Bến Tre) sôi động thị trường cây giống đầu vụ

Khi vài cơn mưa đầu mùa xuất hiện, thị trường cây giống bắt đầu sôi động. Nhà vườn khẩn trương bày bán, đại lý tích cực gom hàng, thương lái náo nhiệt tìm mua cây giống. Đặc biệt, năm nay, tại Chợ Lách (Bến Tre) có thêm một số loại cây sản xuất dành riêng cho nhà vườn khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung như hồ tiêu, bơ, với giá bán khá cao.

18/05/2015
Bàu Bàng (Bình Dương) tìm đầu ra cho ổi lê Đài Loan Bàu Bàng (Bình Dương) tìm đầu ra cho ổi lê Đài Loan

Cây ổi lê Đài Loan được thực hiện trồng thí điểm tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương theo dự án Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng hiệu quả sản xuất cây ổi lê Đài Loan tại huyện Bến Cát trước đây (mô hình triển khai nay thuộc huyện Bàu Bàng) do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH&CN) thuộc Sở KH&CN thực hiện.

18/05/2015
TP.Hồ Chí Minh và Hải Dương hợp tác tiêu thụ vải thiều TP.Hồ Chí Minh và Hải Dương hợp tác tiêu thụ vải thiều

Sáng ngày (15/5), tại TP.Hồ Chí Minh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối thương mại với tỉnh Hải Dương nhằm tìm giải pháp để tiêu thụ vải thiều của tỉnh này đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch rộ.

18/05/2015