Bắt Cá Leo Khủng Nặng 65kg Trên Sông Nha Mân

Sáng 5-3, đại diện một hệ thống nhà hàng tại Q.4 và Q.7 (TP.HCM) cho biết vừa mua được một con cá leo “khổng lồ”, có trọng lượng rất hiếm gặp tại VN.
Con cá leo nặng 65kg, dài 1,7m được một ngư dân sống tại tỉnh Đồng Tháp bắt được trong đêm 4-3.
Người ngư dân đánh bắt được cá, cho biết khoảng 22g đêm, khi đang giăng lưới trên sông Nha Mân (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) thì thấy lưới động rất mạnh. Lại kiểm tra thì phát hiện một con cá leo to bị mắc lưới. Ngư dân này đã được sự hỗ trợ của nhiều người để đưa cá lên bờ.
Theo nhiều chủ vựa thủy, hải sản lớn tại TP.HCM thì cá leo nặng 65kg thì họ chưa gặp bao giờ. Đây là lần đầu thấy chú cá leo to như vậy.
Vào năm 2014, một vựa cá nước ngọt tại tỉnh Đắk Lắk cũng thu mua được 4 con cá leo “khủng”, mỗi con nặng hơn 40kg do một ngư dân đánh bắt trên sông Ea H’Leo.
Cá leo là loại cá da trơn trong họ cá nheo. Loại cá này thường sống trên các sông nước ngọt hoặc nước lợ, chiều dài thân cá có thể đạt đến 2,4m.
Loài cá leo to lớn, phàm ăn, ăn thịt động vật, sống trong các khu vực bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông và kênh rạch. Đây là loài cá đẻ trứng vào mùa hè. Trong lưu vực sông Mê Kông, chúng di cư vào các sông suối nhỏ và vùng bị ngập lụt để sinh tồn.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NNPTNT vừa ban hành Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020.

Nghề nuôi sò huyết dưới kênh xuất hiện ở Bạc Liêu cách đây hơn 20 năm. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cách nuôi này. Triệu phú, tỷ phú sò huyết xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã ven biển thuộc huyện Hòa Bình, TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải.

Gia đình ông Vũ Văn Hợi ở thôn Bu Ruăh, xã Đắk N’drung (Đắk Song - Đắk Nông) có 2 ha tiêu đang phát triển xanh tốt, cho năng suất cao, năm 2012, đạt hơn 5 tấn/ha. Theo ông thì sở dĩ đạt được kết quả như vậy vì những năm gần đây, được sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện, ông đã biết phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững, nên năng suất tăng gần gấp đôi so với trước.

“Tôi khao khát được thấy quê hương đổi mới, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ được bà con. Quê tôi từ cuộc sống bấp bênh nay như bừng tỉnh cả một vùng chiêm trũng, nhà nhà dưới ao đàn cá, trên bờ hàng cây trĩu quả, trong chuồng đàn lợn, đàn gà gối nhau… Nghề cá ở Bình Dương thực sự trở thành mưu sinh của nhiều gia đình”. Đó là lời tâm sự của vị Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Bắc Ninh - rất chân thành, rất mộc mạc bởi đơn giản ông cũng là một lão nông lam lũ.

Tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, chuyên đề “Phát triển nghề trồng nấm hiệu quả” nhiều diễn giả cho rằng, nếu phối hợp đồng bộ giữa “4 nhà” sẽ khai thác tốt tiềm năng phát triển nghề trồng nấm của nước ta. Trong đó, Đồng Tháp cũng là địa phương có truyền thống sản xuất nấm, hàng năm cung ứng cho thị trường 9.500 tấn nấm rơm...