Bắt Cá Leo Khủng Nặng 65kg Trên Sông Nha Mân

Sáng 5-3, đại diện một hệ thống nhà hàng tại Q.4 và Q.7 (TP.HCM) cho biết vừa mua được một con cá leo “khổng lồ”, có trọng lượng rất hiếm gặp tại VN.
Con cá leo nặng 65kg, dài 1,7m được một ngư dân sống tại tỉnh Đồng Tháp bắt được trong đêm 4-3.
Người ngư dân đánh bắt được cá, cho biết khoảng 22g đêm, khi đang giăng lưới trên sông Nha Mân (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) thì thấy lưới động rất mạnh. Lại kiểm tra thì phát hiện một con cá leo to bị mắc lưới. Ngư dân này đã được sự hỗ trợ của nhiều người để đưa cá lên bờ.
Theo nhiều chủ vựa thủy, hải sản lớn tại TP.HCM thì cá leo nặng 65kg thì họ chưa gặp bao giờ. Đây là lần đầu thấy chú cá leo to như vậy.
Vào năm 2014, một vựa cá nước ngọt tại tỉnh Đắk Lắk cũng thu mua được 4 con cá leo “khủng”, mỗi con nặng hơn 40kg do một ngư dân đánh bắt trên sông Ea H’Leo.
Cá leo là loại cá da trơn trong họ cá nheo. Loại cá này thường sống trên các sông nước ngọt hoặc nước lợ, chiều dài thân cá có thể đạt đến 2,4m.
Loài cá leo to lớn, phàm ăn, ăn thịt động vật, sống trong các khu vực bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông và kênh rạch. Đây là loài cá đẻ trứng vào mùa hè. Trong lưu vực sông Mê Kông, chúng di cư vào các sông suối nhỏ và vùng bị ngập lụt để sinh tồn.
Related news

Ở miền Nam, cây đậu phộng (lạc) trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Long An, Trà Vinh, An Giang…. Sản phẩm đậu phộng ngoài quả (củ), còn tận dụng thân lá ủ làm phân hữu cơ, hoặc làm thức ăn cho gia súc.

Việc ký kết đưa mặt hàng này về tiêu thụ tại Hà Nội đã khiến hàng nghìn hộ chăn nuôi ở Yên Thế (Bắc Giang) hy vọng đổi đời. Tuy nhiên, đến nay không ít hộ nuôi đã phải cầm cố sổ đỏ, nợ ngân hàng chồng chất, vì thua lỗ.

Gần đây, việc bùng phát nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, An Giang nói riêng đã khiến cho chính quyền và các nhà chuyên môn vô cùng lo lắng, bởi đi liền với hiệu quả kinh tế thì có không ít rủi ro với đối tượng nuôi mới này.

Một lần nữa ngành chăn nuôi rơi vào cảnh lao đao. Cách đây hai năm, ngành chăn nuôi cũng rơi vào khó khăn. Năm 2012, để cứu ngành này, nhiều ý kiến đề xuất gói cứu trợ 9.000 tỷ đồng. Giờ đây, một đề xuất tương tự đang lặp lại.

Nhiều người cho rằng để ao “trắng” như vậy khá là phí, khi mà ngay sau vụ tôm có thể nuôi kế vài loại cá khác. Thế nhưng theo ông Việt khẳng định, là người nuôi tôm có kinh nghiệm thì không nên tiếc rẻ như vậy, ngược lại nên chuẩn bị tốt các điều kiện để tập trung cho vụ nuôi mới.