Bấp Bênh Làng Cá Khô Khoai Cái Đôi Vàm

Khai thác biển ở Phú Tân mấy năm qua không hiệu quả đã kéo theo các dịch vụ hậu cần nghề cá cũng bấp bênh.
Ở các làng nghề ven biển, nhiều bà con chuyển sang làm nghề khác do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, nhất là nghề chế biến cá khô. Riêng nghề làm cá khô khoai ở Cái Đôi Vàm 2 năm trở lại đây không còn nhộn nhịp như những năm trước.
Chế biến cá khô khoai là một đặc trưng của làng biển thị trấn Cái Đôi Vàm. Dù chưa có thương hiệu nhưng nó cũng đã trở thành nét riêng của ngư dân làng biển nơi đây.
Sản lượng cá khoai đánh bắt được nhiều thường vào khoảng từ tháng 12 âl năm trước đến khoảng tháng 3-4 năm sau. Đây cũng là mùa nắng nên rất thuận lợi cho người dân trong việc phơi cá.
Trước đây, lượng cá khoai dồi dào, trúng mùa cá khoai thì người dân làm nghề chế biến cá khô cũng phấn khởi và làm ăn có thu nhập. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây sản lượng cá khoai sụt giảm nghiêm trọng. Hiếm thấy hình ảnh bà con ngư dân nơi đây phơi cá khô khoai nhộn nhịp như những năm trước.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, cho biết, nếu so với mấy năm về trước thì lượng cá năm nay rất ít. Mấy năm trước, mỗi gia đình có thể làm từ 100-200 tấn cá, nhưng cả mùa vừa rồi vẫn không bằng 1 con nước của những năm trước.
Sản lượng cá khoai khai thác tại chỗ không nhiều, bà con phải mua ở các nơi khác đem về chế biến. Tuy nhiên, số lượng cũng không đáng là bao. Chính vì vậy, giá cả đầu vào tăng rất cao.
Theo nhiều người dân, với chi phí sản xuất cao như vậy, người làm cá không thể có lời. Một phần do bị thương lái ép giá, một phần nếu bán quá cao sẽ không có khách hàng mua. Đây là một cái khó của người làm cá khô khoai mấy năm nay chưa có biện pháp tháo gỡ.
Nghề làm cá khô khoai cũng vì thế mà vắng lặng hơn, bởi nhiều bà con không còn mặn mà trong sản xuất, chế biến.
Ông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, cơ quan chức năng cần xây dựng thương hiệu cho cá khoai để bà con bán được giá, sản phẩm có sức cạnh tranh.
Được biết, huyện Phú Tân cũng đã đề xuất với ngành chức năng của tỉnh đăng ký xây dựng thương hiệu cho nghề làm cá khô khoai ở thị trấn Cái Đôi Vàm. Song, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, để sản xuất bền vững nhất thiết phải bảo đảm tốt việc cung ứng nguyên liệu đầu vào với giá cả hợp lý thông qua tăng cường khai thác, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn cá nguyên liệu.
Trước mắt là xây dựng uy tín, chất lượng cá khoai cũng như bảo đảm có nguồn cung ứng ổn định ra thị trường để cá khô khoai Cái Đôi Vàm có thể đủ cả số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, do sức hấp dẫn từ hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lóc giống mang lại nên có rất nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã đổ xô đào ao cá lóc. Việc mở rộng diện tích nuôi cá lóc tự phát trên nền đất lúa không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.

Sáng ngày 16/8, Hội nghị Hợp tác 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân) về đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả nhãn chín muộn giá trị cao năm 2013 được tổ chức tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.

Tại Trà Vinh, trong khi phần lớn các hộ nuôi tôm đều bị thua lỗ hoặc huề vốn, thì những hộ tuân thủ nghiêm mỗi biện pháp kỹ thuật gặt hái được kết quả rất khả quả - nhất là những hộ chuyển sang tôm thẻ chân trắng. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu của loại tôm này tiếp tục được mở rộng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện khẩn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn lây nhiễm bệnh cúm gia cầm qua biên giới.

Hiện nay, môi trường nước nhiều vùng nuôi thủy sản trong tỉnh Phú Yên không ổn định, có vùng gây bất ổn cho thủy sản nuôi. Các địa phương cần tăng cường công tác quản lý môi trường, quản lý con giống cũng như tình hình dịch bệnh…