Bảo Vệ Tài Nguyên Biển Để Phát Triển Thủy Sản

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.
Nguyên tắc “tăng trưởng âm”
TS. Đinh Xuân Thảo cho rằng, hiện nay nguồn lợi vùng biển không còn nhiều bởi nguồn lợi biển là có hạn nên phải đặt việc đánh bắt như thế nào mà vẫn phải bảo vệ được nguồn lợi thủy sản.
Theo công thức tính ngành Thủy sản, bình quân trong một năm 1 CV (mã lực) phải tương ứng với số cá đánh bắt được là 0,5 tấn cá mới đủ vốn, vậy tàu 1.000 CV phải đánh bắt được 50 tấn cá/năm.
Trong khi đó, khả năng cho phép khai thác cá của vùng biển Việt Nam về nguyên tắc tối đa là 40%. Điều này có nghĩa là nếu trữ lượng của biển Việt Nam là 5 tấn cá thì mỗi năm chỉ được khai thác tối đa 2 tấn, nếu khai thác quá 50% sẽ khiến nguồn cá cạn kiệt, dần dần sẽ đến lúc không có con cá nào để đánh bắt.
Trên thế giới, nhiều nước đã thực hiện nguyên tắc tăng trưởng âm trong khai thác tài nguyên biển. Thực hiện tăng trưởng âm nghĩa là ví dụ năm trước khai thác 2 tấn cá thì các năm sau giảm dần còn 1,9 rồi 1,8 tấn và giảm tiếp cho đến khi tăng trưởng bằng 0, nghĩa là trữ lượng cá không tăng lên cũng không giảm đi.
Hiện nay các nước đều chuyển dịch cơ cấu từ đánh bắt sang nuôi trồng, nghĩa là trước đây đánh bắt tự nhiên là 70% còn nuôi trồng là 30% và hiện nay là ngược lại để bảo vệ nguồn thủy sản.
Quay lại thị trường nội địa
Thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương. Theo tính toán, 45% lượng đạm cho con người là từ biển. Ở các nước, người dân tiêu thụ hải sản rất lớn, đặc biệt đối với người Nhật chỉ ăn cá biển nhất là các loài cá sinh sống ở vùng nước càng xa, càng sâu càng được người dân cho là ngon và an toàn nên họ tiêu thụ với số lượng lớn. Ở Nhật Bản, 80 tỷ USD/năm được bỏ ra để nhập hải sản và tiêu dùng trong nước.
Điều này cũng được Trung Quốc thực hiện khá thành công. Trước đây, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu thủy sản nhưng sau này Trung Quốc đã quay lại tiêu thụ trong nước. Từ chỗ chỉ 30% sản lượng thủy sản được tiêu thụ trong nước, hiện nay mức tiêu thụ thủy sản ngay tại thị trường nội địa của Trung Quốc là 70%.
Kinh nghiệm của Trung Quốc để tiêu thụ được thủy sản trong nước là họ đã tìm loại thủy sản hợp với sở thích của người dân. Trung Quốc đã nhập giống cá từ Bắc Ailen và Chilê về nuôi ven biển với giá trị khá cao nhưng tiêu thụ bao nhiêu cũng hết.
Ngoài vấn đề đề thói quen tiêu thụ của người dân, Trung Quốc còn có chiến lược kinh tế biển. Ví dụ như tỉnh Sơn Đông khi thực hiện chiến lược kinh tế biển năm 2002 đã ưu tiên các cơ chế để xây dựng tỉnh thành một tỉnh ven biển với tiêu chí 1 tỉnh bằng 2 tỉnh, tức là giá trị của 1 tỉnh ven biển gấp đôi tỉnh khác, sau đó lấy giá trị dư đó hỗ trợ các tỉnh vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Với Việt Nam, một đất nước có 28 tỉnh thành ven biển nếu thực hiện được chiến lược biển thành công, Việt Nam sẽ phát huy được nhiều thế mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Giá nhiều loại lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tại ĐBSCL hiện tiếp tục tăng thêm khoảng 100 - 300 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần.

Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở xã Tân Long (Mang Thít - Vĩnh Long) đang chứng minh hiệu quả khi năng suất lúa và diện tích không ngừng tăng. Qua hơn 4 năm triển khai, mô hình đã đóng góp lợi nhuận cho nông dân tham gia trên 100 tỷ đồng.

Nhiều hộ nông dân ở thôn Cây Hồng, Gia Cát (Cao Lộc) trồng và chăm sóc cây mận lai ghép với cây táo đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xác định cam sành là một trong những cây trồng thế mạnh, Tam Bình (Vĩnh Long) đang hỗ trợ giống sạch bệnh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm tiến tới khôi phục lại diện tích trồng.

Thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp, chuyển đất trồng lúa sang trồng cây có múi giá trị kinh tế cao như: Sầu riêng hạt lép giống Ri 6, Monthong, bưởi da xanh...Đến thời điểm này, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã trồng được 1.323 ha vườn cây ăn trái