Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Và Những Hệ Lụy

Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Và Những Hệ Lụy
Ngày đăng: 27/01/2015

Những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, các vụ ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng, rồi nguồn thủy sinh bị cạn kiệt, tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng ngày càng diễn biến phức tạp... Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên là do người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Theo tìm hiểu của chúng tôi từ các vùng sản xuất nông nghiệp cho thấy, tình trạng sử dụng thuốc BVTV của bà con nông dân trên các loại cây trồng đang có chiều hướng gia tăng. Điều đáng lo ngại là việc sử dụng thuốc rất tùy tiện, không theo khuyến cáo của bất kỳ cơ quan chức năng hoặc chuyên môn nào nên khiến cho việc lạm dụng thuốc BVTV càng trở nên nguy hiểm.
Ghi nhận từ nhiều vụ sản xuất lúa những năm vừa qua cho thấy, khi xuất hiện các loại sâu, bệnh ở mật độ thấp, chính quyền địa phương và cán bộ chuyên môn đều khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các biện pháp thủ công, như: Dùng trà tre phát sâu, lấy tay vặt các ổ sâu trên lá lúa để phòng, trừ sâu, bệnh, hoặc nếu có sử dụng các loại thuốc BVTV thì ưu tiên sử dụng các loại thuốc dòng sinh học, bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, đa phần bà con nông dân đều không thực hiện như khuyến cáo. Khi mới xuất hiện sâu, bệnh, tuy chưa đến ngưỡng để phun thuốc nhưng bà con đã thực hiện phun trừ bằng các loại thuốc đặc trị; khi phun trừ, bà con ít khi xem loại sâu hại, tuổi sâu để phun trừ mà chỉ dựa vào triệu chứng có sâu, có bệnh hại là phun, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và quá liều lượng cho phép. Bên cạnh đó, với mong muốn diệt sâu nhanh nên bà con nông dân thường sử dụng nồng độ cao hơn làm ảnh hưởng đến việc phòng, trừ sâu hại cho những vụ tiếp theo.
Trao đổi với người dân về việc sử dụng thuốc BVTV, chúng tôi thấy sự hiểu biết của bà con còn hạn chế, bởi phải có đến 60% người dân không để ý đến nhãn mác của thuốc, sử dụng thuốc không theo khuyến cáo của chính quyền và cán bộ chuyên môn mà chủ yếu theo lời giới thiệu của người bán hàng và kinh nghiệm của các hộ khác. Anh Nguyễn Văn Hải, xã Hà Lĩnh (Hà Trung), cho biết: Khi thấy xuất hiện sâu, bệnh, anh thường ra các cửa hàng mua thuốc theo sự giới thiệu của người bán hàng, cứ thấy giới thiệu loại nào tốt, đặc trị là anh mua ngay.
Còn bà Đỗ Thị Mây, xã Quảng Vọng (Quảng Xương) lại sử dụng theo “dân làng”. Bà cho biết: Khi xuất hiện sâu, bệnh, thấy người trong làng sử dụng thuốc gì thì bà lấy vỏ về rồi mua theo, không quan tâm xem loại thuốc đó có phù hợp với loại sâu trên ruộng nhà mình hay không, có đúng với khuyến cáo của cán bộ chuyên môn không.
Bên cạnh việc lạm dụng thuốc BVTV trên cây lúa, việc sử dụng thuốc BVTV trên các loại rau, màu cũng đang đáng báo động. Với vai trò là người đi học hỏi kinh nghiệm, chúng tôi đến vùng trồng dưa chuột xã Hà Lĩnh (Hà Trung) để tìm hiểu về quy trình chăm sóc cũng như việc sử dụng thuốc BVTV của người dân nơi đây.
Qua trao đổi với các hộ dân, chúng tôi được biết: Sau thời gian chăm sóc bằng các loại phân bón, để tỷ lệ đậu quả cao, khi có hoa, người dân trồng dưa sẽ phun thuốc kích thích đậu quả. Không lâu sau đó, lại được phun thuốc BVTV để phòng, trừ các loại sâu hại đục quả. Theo tìm hiểu của chúng tôi tại cánh đồng dưa chuột xã Hà Lĩnh, bình quân mỗi tuần, ngoài việc thực hiện bón thúc bằng các loại phân hóa học và vô cơ, các ruộng dưa chuột được phun 2 lần các loại thuốc kích thích đậu quả và các loại thuốc BVTV khác.
Người dân nơi đây giải thích, sở dĩ mật độ phun nhiều như vậy là bởi, dưa chuột là loại cây gối quả, được thu hoạch thành nhiều đợt xen kẽ với nhau nên cho dù có quả đủ lớn để thu hoạch nhưng cũng cần phải phun để phòng, trừ các loại sâu cho lứa quả ra tiếp theo, bên cạnh đó cần phun để phòng các bệnh chết ẻo, lở cổ rễ và sương mai, phấn trắng thường gặp trên dưa.
Được biết, đối với các loại thuốc BVTV thông thường cần phải có thời gian cách ly từ 7 đến 10 ngày, nếu ngắn cũng phải 5 ngày mới bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Như vậy, với mật độ phun trung bình 2 lần/tuần như người dân xã Hà Lĩnh đang thực hiện như hiện nay thì việc lạm dụng các loại thuốc BVTV quả thật đáng báo động đối với người tiêu dùng và cả người trực tiếp sản xuất.
Không chỉ thuốc BVTV, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kích thích tăng trưởng dành cho các loại cây trồng. Theo thông tin từ nhiều cửa hàng bán thuốc BVTV, số lượng thuốc BVTV bán ra thị trường mỗi ngày không hề nhỏ, điều này cũng đồng nghĩa với việc, không chỉ người tiêu dùng mà bản thân người sản xuất cũng đang đối mặt với nguy cơ cao về mất an toàn vệ sinh thực phẩm do tồn dư các loại thuốc BVTV trên các loại cây trồng.
Trao đổi với ông Lê Văn Vương, Chi cục Trưởng Chi cục BVTV tỉnh về hậu quả của việc lạm dụng thuốc BVTV, được biết: Việc bà con nông dân lạm dụng thuốc BVTV không những ô nhiễm môi trường mà còn làm giảm hiệu quả và tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
Bởi việc sử dụng thuốc BVTV tùy tiện, không theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều lượng và đúng cách) sẽ làm cho tình trạng sâu bệnh của những vụ sau càng diễn biến phức tạp, khó phòng do kháng thuốc. Đó là chưa kể đến việc thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng.
Từ thực trạng lạm dụng thuốc BVTV trên, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại thuốc BVTV. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về tác hại của các loại thuốc BVTV đối với người tiêu dùng và ngay chính bản thân họ, từ đó tạo nên ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau Thả Cá Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Cà Mau Thả Cá Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Ngày 11/8, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với các đơn vị, chính quyền địa phương tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại các xã nội đồng của huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình. Chương trình được thực hiện theo dự án tái tạo thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông ven biển tỉnh Cà Mau.

14/08/2014
Nuôi Cá Trắm Đen Ở Yên Đức (Quảng Ninh) Nuôi Cá Trắm Đen Ở Yên Đức (Quảng Ninh)

Thực hiện chương trình nông thôn mới, đến nay bộ mặt nông thôn của xã Yên Đức (Đông Triều - Quảng Ninh) có sự đổi thay nhanh chóng với các tuyến đường bê tông liên thôn, xóm, nhiều nhà cao tầng khang trang, hiện đại được xây dựng, đời sống người dân ngày càng được nâng lên.

14/08/2014
Xử Lý Tôm Bơm Tạp Chất Vì Sao Chưa Đạt Hiệu Quả? Xử Lý Tôm Bơm Tạp Chất Vì Sao Chưa Đạt Hiệu Quả?

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, tôm tạp chất thật sự trở thành gánh nặng, tiềm ẩn nhiều rủi ro và khiến họ phải tốn thêm những khoản chi phí phát sinh không đáng có để xử lý cho tôm sạch. Để tránh rủi ro và giữ uy tín, chất lượng cho con tôm Việt Nam, những năm qua, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo cấp khu vực và đề ra khẩu hiệu: “Doanh nghiệp nói không với tôm tạp chất”.

14/08/2014
Kể Từ Ngày 01/02/2015, Nuôi Tôm Nước Lợ (Tôm Sú Và Tôm Chân Trắng) Phải Đáp Ứng Các Điều Kiện Theo QCVN02-19:2014/BNNPTNT Kể Từ Ngày 01/02/2015, Nuôi Tôm Nước Lợ (Tôm Sú Và Tôm Chân Trắng) Phải Đáp Ứng Các Điều Kiện Theo QCVN02-19:2014/BNNPTNT

Quy chuẩn này sẽ là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở nuôi và phục vụ đăng ký, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Quy chuẩn QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT cũng là cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đánh giá và xác nhận cơ sở nuôi bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

14/08/2014
Xuất Khẩu Cá Tra Có Tín Hiệu Phục Hồi Xuất Khẩu Cá Tra Có Tín Hiệu Phục Hồi

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 7, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường đạt 68,4 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, nâng giá trị xuất khẩu cá tra từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2014 đạt 892,8 triệu USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước.

14/08/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.