Hoa Kỳ Tiếp Tục Là Thị Trường Nhập Khẩu Thủy Sản Hàng Đầu Của Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 1/2015 đạt 412 triệu USD, giảm 25,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,82% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong năm 2014 đạt 1,709 tỷ USD, tăng 17,29% so với năm 2013.
Năm 2014, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường khác đều tăng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với mức tăng tương ứng là 7,55%, 27,85% và 11,38%.
Trong tháng 1, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản đạt 87 triệu USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Hai thị trường nhập khẩu chính là Ấn Độ (chiếm 33,2%) và Đài Loan (chiếm 7,1%).
Tổng sản lượng thuỷ sản tháng 1 ước đạt 409 ngàn tấn, tăng 2,3% so với năm 2014, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 223 ngàn tấn, tăng 2,8%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 186 ngàn tấn, tăng 1,8% so với năm 2014.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, năm 2014 xuất khẩu thủy sản cả nước vượt kế hoạch 1 tỷ USD, đạt mức gần 8 tỷ USD.
Dự báo trong năm 2015, với việc ký kết hàng loạt hiệp định thương mại, cơ hội để cá tra Việt Nam thâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới trở nên sáng sủa hơn… Các đơn hàng xuất khẩu cá tra đang gia tăng đáng kể trong nữa đầu tháng 1/2015.
Có thể bạn quan tâm
Không mất nhiều công gieo vãi, chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có tác dụng làm đất tơi xốp, bên cạnh đó còn tận dụng được diện tích đất 2 lúa, nên cây đậu tương đã và đang trở thành cây trồng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để trồng trong vụ đông trên chân đất 2 lúa trong nhiều năm qua.
Nghề của ông Nguyễn Cao Cường, thôn Tăng Sơn, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) "độc" nhất trong vùng kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng - nuôi rắn hổ mang phì (rắn hổ phì). Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề "độc" này lại giúp gia đình ông gây dựng được cơ nghiệp.
Chiến tranh đã lùi xa 38 năm, những người lính tham gia kháng chiến một thời, nay trở về đời thường với những vết thương không thể xóa nhòa. Cuộc sống hôm nay với bao khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn hăng say, quyết tâm làm giàu bằng ý chí và nghị lực ngay trên quê hương mình.
Năm 2013 Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi nằm trong dự án phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực quy trình GAP tại thị trấn Tân Uyên và xã Thân Thuộc huyện Tân Uyên, quy mô 01 ha với 13 hộ nông dân tham gia.
Đã hơn một tháng nay, nhiều hộ nuôi tôm ở các xã Trung Hải (Gio Linh) và Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) điêu đứng vì tôm đột nhiên nhiễm bệnh, chết hàng loạt khi vụ nuôi vừa mới bắt đầu. Sau vụ nuôi 2012 có hiệu quả thì năm nay dịch bệnh ở tôm lại bùng phát gây thiệt hại đáng kể cho người dân.