Bảo Tồn Giống Gà Ri Ninh Hòa (Khánh Hòa)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nuôi giữ giống gốc, bảo tồn và phát triển giống gà ri Ninh Hòa (Khánh Hòa).
Sở đã gửi văn bản kiến nghị với Bộ NN-PTNT một số vấn đề như: Bổ sung giống gà ri Ninh Hòa vào danh mục giống gia cầm được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam; đưa giống vào chương trình hỗ trợ giống gốc hàng năm của Bộ; hỗ trợ kinh phí giúp địa phương nghiên cứu, nuôi giữ giống gốc, bảo tồn và phát triển giống đạt hiệu quả.
Dự kiến, quy mô nuôi giữ giống gốc 3.000 con; chọn Công ty TNHH Giống gia cầm Phùng Dầu Sơn (xã Suối Tân, huyện Cam Lâm) thực hiện các hoạt động nuôi giữ giống gốc, bảo tồn và phát triển giống gà ri Ninh Hòa.
Những năm qua, Công ty TNHH Giống gia cầm Phùng Dầu Sơn đã đưa gà ri Ninh Hòa vào nuôi, thực hiện các biện pháp chọn lọc, từng bước phục tráng đặc tính tốt, tạo ra dòng đồng nhất giống gà này. Sản phẩm giống của Công ty bước đầu được người chăn nuôi chấp nhận; được Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đánh giá tốt và đề nghị bổ sung vào danh mục giống gia cầm quốc gia; đưa vào chương trình nuôi giữ giống gốc để bảo tồn và phát triển.
Gà ri Ninh Hòa là giống bản địa có chất lượng thịt thơm ngon, vị ngọt đặc trưng, khả năng chống chịu bệnh cao và thích nghi với nuôi thả trong điều kiện thời tiết ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Do tập quán chăn nuôi hỗn hợp, không áp dụng quy trình chọn lọc nên giống gà ri Ninh Hòa bị thoái hóa, lai tạp, mất đi những tính trạng tốt ban đầu. Vì vậy, cần có biện pháp nghiên cứu để bảo tồn giống gà này.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012 Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ triển khai mô hình trang trại vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) tại hai xã Ba Tiêu và Ba Vinh. Mô hình này đã giúp hộ gia đình biết quản lý, sử dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Cty CP Dịch vụ kỹ thuật hậu cần nghề cá Biển Đông đang lập đề án vay vốn 776 tỷ đồng để đóng mới 33 tàu vỏ sắt.

“Giấc mơ” làm giàu từ chồn nhung đen của hàng chục hộ dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay thực sự đã kết thúc. Tiền mất, công sức bỏ ra “trôi xuống sông, xuống biển” và điều mà các hộ dân này nhận được là một bài học đắt giá. Đây cũng là vấn đề cần được các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương nhìn nhận một cách toàn diện để đúc rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý công tác chăn nuôi hiện nay.

Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có khoảng 750 ha nhãn cho thu hoạch với các giống: Miền Thiết, Da Bò và nhãn muộn Khoái Châu…

Với hơn một sào đất vườn, giá thị trường luôn giữ ở mức ổn định, cây rau ngót đã góp phần cải thiện kinh tế gia đình ông Lê Quốc Ba (thôn Quảng Đại 2, Đại Cường - Đại Lộc).