Thị Trường Tiêu Thụ Cây Mía Tím Tăng Cao
Mấy năm gần đây, nhất là vào dịp tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng cây mía tím trong dân tăng lên khá cao, kéo theo dịch vụ buôn bán mía cây tại các chợ, ven đường, khu vực đông dân cư…phát triển, đem lại nguồn thu nhập khá cao cho người buôn bán loại hàng hóa này.
Mía cây có thân màu tím, mềm, đứng thẳng..., được trồng ở nước ta từ nhiều năm nay, nhất là ở một số địa phương của các tỉnh miền Tây Nam bộ và các tỉnh duyên hải Bắc bộ. Ở tỉnh Đồng Nai, một số hộ nông dân ở các huyện: Định Quán, Vĩnh Cửu, Tân phú, TX.Long Khánh… đã trồng thử nghiệm loại mía này, cho thu hoạch với năng suất cao.
Với đặc tính mềm, nhiều nước và ngọt, thân ít sâu, hằng năm cứ đến khoảng cuối tháng 11, trước tết Nguyên đán, người trồng mía tím bước vào vụ mùa thu hoạch. Ngoài công năng giải khát, được người tiêu dùng ưa thích, thì mía cây vào dịp tết Nguyên đán còn được xem như là loại cây tâm linh, được dùng làm cây nêu ngày tết cạnh bàn thờ mỗi hộ gia đình để cầu may, cầu tài, cầu phúc lộc…
Vợ chồng anh chị Phạm Văn Tới, Lưu Thị Cẩm Nhung - một trong khá nhiều cặp vợ chồng bán mía cây tại khu vực chợ An Bình, xã Tam Phước (TP.Biên Hoà) cho biết, mỗi ngày vợ chồng anh chị bán được hơn 20 chục bó mía, mỗi bó 12 cây (tuỳ theo từng loại to nhỏ khác nhau), với giá nhập vào bình quân khoảng 9.000 - 10.000 đồng. Khi anh chị bán ra, loại to mỗi cặp 2 cây có giá 25 ngàn đồng, lời được từ 1.000-3000 đồng/cây mía.
Trong những ngày này, nhất là mấy ngày trước, trong và sau tết Nguyên đán, mỗi ngày vợ chồng anh chị bán được khoảng 500 - 600 cây mía, thời tiết càng nắng to thì sức mua càng nhiều, thu nhập bình quân mỗi ngày khoảng 600.000 đồng. Chị Nhung cho biết, mía cây bán tết là loại hàng đã được đặt tại vựa mía, tuỳ mức tiêu thụ hàng ngày, chị không phải đi tới tận nơi, mà chỉ cần gọi điện thoại để nhà vườn mang mía đến.
Chị Nhung cho biết thêm, nhu cầu của người mua mía cây ngày càng tăng cao vì đây là mặt hàng giải khát sạch, không lo bị các loại hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cho người tiêu dùng như các loại nước uống giải khát khác bày bán trên thị trường.
Đồ nghề dùng để kinh doanh mặt hàng này cũng rất đơn giản, không tốn kém: chỉ cần một chỗ đứng bán hợp lý, cùng một con dao sắc vừa chặt vừa róc, cho vào túi nilon để khách hàng mang về bỏ tủ lạnh. Chị Ngọc Hiển, nhà ở Khu 80, ấp Long Đức, xã Tam Phước cho hay, mía róc vỏ, chặt ngắn, bỏ tủ lạnh là loại giải khát rất tốt cho mọi người trong nhà.
Theo quan sát và ghi nhận của chúng tôi, việc bán mía cây tại một số chợ trên địa bàn TP.Biên Hòa thực sự đem lại nguồn thu nhập cho người trồng mía và người buôn bán nhỏ lẻ.
Có thể bạn quan tâm
Từ giữa tháng 2, nhiều cánh đồng ở Vĩnh Long vào cao điểm thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Máy gặt đập liên hợp, xe kéo lúa hoạt động rôm rả khắp nơi… Thương lái cũng vào tận đồng mua lúa tươi. Nhiều nông dân hồ hởi: “Chưa năm nào lúa trúng mùa, trúng giá đậm như năm nay”.
Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi kết hợp với hệ thống đê bao hoàn thiện, nhiều năm qua người dân ấp Đông Hòa A, xã Thới Tân đã gắn bó với cây lúa. Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, tự phát nên sản lượng lúa luôn ở mức thấp, chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn không cao.
Sau hàng chục năm tìm kiếm, đến nay, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã xác định được một số giống cây trồng chủ lực. Thế nhưng, việc hỗ trợ cho người dân tập trung phát triển những giống cây này còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, có khoảng 30 hécta lúa chỉ làm được một vụ do khó khăn về nước tưới nên nông dân mong muốn được chuyển đổi từ cây lúa có hiệu quả thấp sang cây bưởi có giá trị cao. Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng dự án phát triển vùng chuyên canh bưởi tại 3 xã: Tân Bình, Bình Lợi, Tân An với tổng diện tích trồng mới là 205 hécta.
Điển hình như ông Trần Quyết Định, xã Tân Ân Tây. Ông Định đào 3 ao với diện tích trên 1.800 m2, thả 4.000 con cá mú giống. Sau 8 tháng nuôi, bình quân mỗi con đạt trọng lượng từ 800 g trở lên, ông bán ra thị trường giá từ 160.000-180.000 đồng/kg, thu lãi trên 160 triệu đồng.