Bảo Tồn Giống Gà Ri Ninh Hòa (Khánh Hòa)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nuôi giữ giống gốc, bảo tồn và phát triển giống gà ri Ninh Hòa (Khánh Hòa).
Sở đã gửi văn bản kiến nghị với Bộ NN-PTNT một số vấn đề như: Bổ sung giống gà ri Ninh Hòa vào danh mục giống gia cầm được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam; đưa giống vào chương trình hỗ trợ giống gốc hàng năm của Bộ; hỗ trợ kinh phí giúp địa phương nghiên cứu, nuôi giữ giống gốc, bảo tồn và phát triển giống đạt hiệu quả.
Dự kiến, quy mô nuôi giữ giống gốc 3.000 con; chọn Công ty TNHH Giống gia cầm Phùng Dầu Sơn (xã Suối Tân, huyện Cam Lâm) thực hiện các hoạt động nuôi giữ giống gốc, bảo tồn và phát triển giống gà ri Ninh Hòa.
Những năm qua, Công ty TNHH Giống gia cầm Phùng Dầu Sơn đã đưa gà ri Ninh Hòa vào nuôi, thực hiện các biện pháp chọn lọc, từng bước phục tráng đặc tính tốt, tạo ra dòng đồng nhất giống gà này. Sản phẩm giống của Công ty bước đầu được người chăn nuôi chấp nhận; được Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đánh giá tốt và đề nghị bổ sung vào danh mục giống gia cầm quốc gia; đưa vào chương trình nuôi giữ giống gốc để bảo tồn và phát triển.
Gà ri Ninh Hòa là giống bản địa có chất lượng thịt thơm ngon, vị ngọt đặc trưng, khả năng chống chịu bệnh cao và thích nghi với nuôi thả trong điều kiện thời tiết ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Do tập quán chăn nuôi hỗn hợp, không áp dụng quy trình chọn lọc nên giống gà ri Ninh Hòa bị thoái hóa, lai tạp, mất đi những tính trạng tốt ban đầu. Vì vậy, cần có biện pháp nghiên cứu để bảo tồn giống gà này.
Related news

Với diện tích trên 95.000ha, phần lớn là đồi núi nên tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng được đưa vào trồng thử nghiệm nhưng rồi vẫn không duy trì được lâu dài và chưa thể khẳng định là loại cây chủ lực cho người dân thoát nghèo.

Tháng 4 năm 2011, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên (An Giang) triển khai dự án “Xây dựng mô hình phát triển dược liệu vùng núi Cấm” trên diện tích 5 héc-ta (gồm 3 loài cây: Nghệ xà cừ, đinh lăng và xuyên tâm liên), với tổng vốn đầu tư 2,9 tỷ đồng do Bộ Khoa học – Công nghệ tài trợ trên 1,260 tỷ đồng và phần còn lại là vốn đối ứng của chủ dự án.

Những năm gần đây chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học đã được nhiều hộ nông dân ở khu vực lòng chảo huyện Điện Biên quan tâm đầu tư, mở rộng và từng bước nhân rộng ra nhiều nơi.

Ông Lý Hồng Hởi (Bảy Hởi) ở ấp Lợi Hoà (xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) được nhiều người biết đến với nghề nuôi rắn và nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm khác như: dúi, nhím, cua đinh… tuy nhiên, hiện nay, bầy rắn sinh sản của ông Bảy Hởi mới là những cái “máy in tiền” cho ông khi ông cho sản xuất và kinh doanh con giống rắn.

Chúng tôi tìm về trại heo của ông Cao Minh Khải, ấp Hội Thành, xã Tân Hội, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) để được xem tận mắt những con heo “không phải tắm” đầu tiên ở xứ dừa.