Bảo Hiểm Cà Mau Chưa Giải Quyết Bồi Hoàn 38 Hợp Đồng Bảo Hiểm Nuôi Tôm
Bảo hiểm nuôi tôm là chủ trương lớn của Nhà nước nhằm giảm thiểu rủi ro thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống người dân. Thế nhưng thời gian qua, tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện tốt nghĩa vụ chi trả bồi thường thiệt hại cho người nuôi tôm vẫn còn nhiều.
Tỉnh Cà Mau, sau 2 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, hiện vẫn còn 38 hộ chưa được bảo hiểm chi trả bồi thường rũi ro thiệt hại.
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của Cà Mau triển khai tại thành phố Cà Mau và 2 huyện Cái Nước, Đầm Dơi. Trong 2 năm 2012, 2013, đã có 1.866 hộ nuôi tôm tham gia với tổng số phí đăng ký bảo hiểm hơn 30 tỉ đồng.
Với tỉ lệ thiệt hại hơn 96%, Công ty Bảo Minh Cà Mau phải nhận trách nhiệm bồi thường 1.940 hồ sơ thiệt hại với tổng số tiền trên 90 tỉ đồng. Do nhiều nguyên nhân, nhứt là không thống nhất tỉ lệ bồi hoàn với nông dân nên đến cuối năm 2013, vẫn còn 179 vụ chưa được giải quyết.
Dưới sự quan tâm hỗ trợ thiết thực của các cấp ngành và lãnh đạo tỉnh Cà Mau trong họp dân trao đổi thỏa thuận hạ thấp mức phí bồi hoàn, Bảo Minh Cà Mau đã bồi thường thêm 141 hồ sơ. Như vậy hiện vẫn còn 38 hồ sơ chưa thống nhất mức giá bồi thường. Khó khăn hơn là 14 hồ sơ tại huyện Cái Nước, đại lý bảo hiểm đã thu toàn bộ chi phí nhưng không ký hợp đồng nên rất khó tính tỉ lệ chi trả thiệt hại.
Bên cạnh chỉ đạo các địa phương tiếp tục giúp doanh nghiệp thỏa thuận hợp lý hợp tình cùng người dân, lãnh đạo tỉnh Cà Mau cũng động viên Công ty Bảo Minh tích cực hơn trong thực hiện chính sách chi trả bảo hiểm, cố gắng giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng hạn chót đến cuối quí 2/2014.
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân do các địa phương chưa có kế hoạch hoặc chưa bố trí đủ kinh phí nên chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh cho cá tra. Trong khi đó, diện tích nuôi cá tăng và mức độ thâm canh cao; nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân lại không xử lý môi trường nước ao bị nhiễm bệnh trước khi thải ra môi trường. Phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ, bệnh này có thể gây chết lên đến 90% số cá mang bệnh.
Do nắng hạn khốc liệt, mạch nước ngầm lại bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nghiêm trọng nên vụ hè thu này nhiều diện tích lúa ở thôn Hà Thuận và Trà Đông (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên) phải bỏ hoang. Những chân ruộng may mắn gieo sạ được thì lúa non cũng đang chết héo dần vì không có nguồn nước tưới…
Để đạt mục tiêu đề ra, những tháng còn lại của năm cần tăng cường thu hoạch tôm nuôi gắn với khai thác biển để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho chế biến. Bên cạnh đó, cần tăng cường khả năng chế biến sản phẩm thuỷ sản các loại để xuất khẩu cũng như đẩy mạnh xuất khẩu gắn với xử lý dứt điểm hàng tồn kho.
Ngày 22/11/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo Hội Nghề cá Việt Nam và Tạp chí Thủy sản Việt Nam tổ chức trao tặng Danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba – 2014” nhằm ghi nhận thành tích, khơi dậy ý thức trách nhiệm của nông dân, ngư dân, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học, nhà quản lý đang tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản.
Quy hoạch vùng trồng cỏ, ngô và các loại cây ngắn ngày khác cung cấp khoảng 30.000 tấn thức ăn/năm; vốn đầu tư dự kiến: 250 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án hoàn thành trồng trọt vùng nguyên liệu 120 ha trong 16 tháng kể từ ngày được giao đất và bắt đầu xây dựng trang trại vào năm 2018.