Bảo Hiểm Cà Mau Chưa Giải Quyết Bồi Hoàn 38 Hợp Đồng Bảo Hiểm Nuôi Tôm
Bảo hiểm nuôi tôm là chủ trương lớn của Nhà nước nhằm giảm thiểu rủi ro thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống người dân. Thế nhưng thời gian qua, tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện tốt nghĩa vụ chi trả bồi thường thiệt hại cho người nuôi tôm vẫn còn nhiều.
Tỉnh Cà Mau, sau 2 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, hiện vẫn còn 38 hộ chưa được bảo hiểm chi trả bồi thường rũi ro thiệt hại.
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của Cà Mau triển khai tại thành phố Cà Mau và 2 huyện Cái Nước, Đầm Dơi. Trong 2 năm 2012, 2013, đã có 1.866 hộ nuôi tôm tham gia với tổng số phí đăng ký bảo hiểm hơn 30 tỉ đồng.
Với tỉ lệ thiệt hại hơn 96%, Công ty Bảo Minh Cà Mau phải nhận trách nhiệm bồi thường 1.940 hồ sơ thiệt hại với tổng số tiền trên 90 tỉ đồng. Do nhiều nguyên nhân, nhứt là không thống nhất tỉ lệ bồi hoàn với nông dân nên đến cuối năm 2013, vẫn còn 179 vụ chưa được giải quyết.
Dưới sự quan tâm hỗ trợ thiết thực của các cấp ngành và lãnh đạo tỉnh Cà Mau trong họp dân trao đổi thỏa thuận hạ thấp mức phí bồi hoàn, Bảo Minh Cà Mau đã bồi thường thêm 141 hồ sơ. Như vậy hiện vẫn còn 38 hồ sơ chưa thống nhất mức giá bồi thường. Khó khăn hơn là 14 hồ sơ tại huyện Cái Nước, đại lý bảo hiểm đã thu toàn bộ chi phí nhưng không ký hợp đồng nên rất khó tính tỉ lệ chi trả thiệt hại.
Bên cạnh chỉ đạo các địa phương tiếp tục giúp doanh nghiệp thỏa thuận hợp lý hợp tình cùng người dân, lãnh đạo tỉnh Cà Mau cũng động viên Công ty Bảo Minh tích cực hơn trong thực hiện chính sách chi trả bảo hiểm, cố gắng giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng hạn chót đến cuối quí 2/2014.
Related news
VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) được kỳ vọng là hướng phát triển bền vững của ngành nuôi tôm nước lợ. Riêng tại Quảng Nam, dù có được kết quả bước đầu nhưng việc nhân rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn...
Những đợt cúm gia cầm vừa qua khiến không ít hộ nông dân ở TP Cà Mau loay hoay tìm mô hình kinh tế thích hợp để sản xuất. Trong khi đó, chị Huỳnh Thị Hằng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hoá, xã Hòa Thành, vẫn tự tin chọn gà nòi lai làm hướng phát triển kinh tế.
Từ tháng 8-2012 người dân xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đã tìm thấy hướng ra của cây dừa khi gia nhập “vườn dừa mẫu” giống như cây lúa ở ĐBSCL.
Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của các hợp tác xã (HTX) nghêu. Đầu năm 2011, nghêu con và nghêu thịt tại nhiều HTX chết hàng loạt, ở các HTX Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri - Bến Tre), tỷ lệ nghêu chết đến 90% nên sản lượng khai thác năm 2012 rất thấp.
"Trước kia gia đình anh Thủy là một trong những hộ nghèo nhất xã. Nhưng từ ngày anh nuôi chim bồ câu, lợn, gia đình anh trở thành hộ có thu nhập khá trong xã" - ông Lê Thanh Sơn - Chủ tịch Hội ND xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình, cho biết.