Báo động tình hình thủy sản nhiễm kháng sinh
Cụ thể, năm 2014 có 159 lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định bảo đảm ATTP và 68 lô bị phát hiện vi phạm quy định hóa chất kháng sinh.
9 tháng năm 2015 có 165 lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định bảo đảm ATTP và 78 lô bị phát hiện vi phạm quy định hóa chất kháng sinh.
Chế biến thủy sản xuất khẩu.
Đối với hàng xuất khẩu, theo cảnh báo của các thị trường, trong 9 tháng năm nay đã có 181 lô hàng bị cảnh báo về chỉ tiêu kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, vi sinh và các cảnh báo khác (trong năm 2014 có 187 lô bị cảnh báo).
Trong đó, thị trường Nhật Bản có 27 lô hàng bị cảnh báo nhiễm hóa kháng sinh, tăng 1,28 lần so năm 2014 (21 lô).
Do đó Nhật Bản đã áp dụng chế độ kiểm tra chặt chẽ đối với các chỉ tiêu bị cảnh báo và có thể sẽ áp dụng biện pháp đình chỉ nhập khẩu nếu tình hình không được cải thiện.
Tại thị trường Hoa Kỳ, có 35 lô bị cảnh báo vi phạm hóa chất, kháng sinh, tăng gần 6 lần so năm 2014 (6 lô).
Tại thị trường EU, Việt Nam cũng có 37 lô hàng bị cảnh báo nhiễm hóa chất kháng sinh, vi sinh và cảnh báo khác trong 9 tháng năm nay.
Tổ chức DG SANTE có văn bản gửi Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản nêu rõ 24 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam có lô hàng bị phát hiện vi phạm, đồng thời cảnh báo nếu tình hình không được cải thiện sẽ áp dụng các biện pháp bổ sung để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng châu Âu.
Tại Bình Thuận, thời gian qua tình hình sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nguyên liệu thủy sản không giảm, thậm chí có chiều hướng gia tăng.
Kết quả lấy mẫu giám sát ATTP thủy sản sau thu hoạch 9 tháng năm 2015 của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản có 19,9% mẫu (27/136 mẫu giám sát) không đạt yêu cầu về hóa chất, kháng sinh và vi sinh (tăng 5,7% so cùng kỳ); số mẫu nhiễm kháng sinh chloramphenicol 10 mẫu (tăng 9,6% so cùng kỳ).
Ông Lê Đức Minh - Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho biết, mức độ ATTP thủy sản tại Việt Nam cũng như ở Bình Thuận chưa được cải thiện nhiều, thậm chí tỷ lệ vi phạm dư lượng hóa chất, kháng sinh có chiều hướng ngày càng gia tăng, có thể dẫn đến việc bị áp dụng các biện pháp kiểm soát bất lợi, thậm chí ngừng nhập khẩu của các thị trường.
Nguyên nhân chủ yếu do người dân chưa tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc, sử dụng chất cấm trong quá trình nuôi, sử dụng kháng sinh để bảo quản, và do các đại lý thu mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi gộp chung vào, cung cấp lại cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bản thân doanh nghiệp cũng chưa kiểm soát được mối nguy này, khi hệ thống lấy mẫu, kiểm nghiệm chưa đủ tin cậy, ngay cả việc lấy mẫu tại các lô hàng sản xuất cũng chỉ là giải quyết phần ngọn của câu chuyện ATTP thủy sản xuất khẩu.
Hậu quả việc xuất khẩu mực nhiễm kháng sinh chrampheniol từ năm 2006, 2008 vẫn còn đó.
Các doanh nghiệp cần phải có giải pháp kịp thời để ngăn chặn chất cấm trong sản phẩm xuất khẩu nếu không doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bất lợi.
Related news
Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vừa tổ chức kiểm tra mô hình sản xuất và ứng dụng phân hữu cơ vi sinh quy mô nông hộ phục vụ canh tác cây hồ tiêu và cà phê theo hướng bền vững tại 2 xã Thanh Bình và Cây Gáo.
Theo Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, hiện các tỉnh trong vùng đã thu hoạch xong gần 1,7 triệu ha lúa hè thu. Năng suất bình quân đạt 5,65 tấn/ha, sản lượng cả vụ đạt 9,6 triệu tấn, tăng 200.000 tấn so vụ hè thu năm ngoái, góp phần nâng sản lượng hai vụ lúa đông xuân và hè thu năm nay đạt 20,6 triệu tấn, đạt trên 82% kế hoạch năm.
Cơ quan phụ trách thu mua lương thực Indonesia (Bulog) cho biết đã ký hợp đồng với Việt Nam vào tuần trước để mua khoảng 200.000 tấn gạo, gạo sẽ được giao từ giữa tháng 10 đến tháng 12/2014.
Ngày 23/9, Luật sư Ngô Quang Thụy – Giám đốc Công ty Luật NT Trade Law, cho biết Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) vừa có phán quyết cuối cùng giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ theo quyết định sơ bộ đối với kỳ rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8).
Theo Vụ thị trường Châu Phi, Nam Á, Tây Á, với dân số đông nhất trên giới (1,7 tỷ người) cùng thói quen sử dụng hạt tiêu trong món ăn, ngành tiêu Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tăng lượng xuất khẩu mặt hàng này vào khu vực Nam Á.