Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác

Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác
Ngày đăng: 12/03/2014

Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.

Theo một số chủ tàu, trung bình chi phí cho mỗi chuyến đánh bắt cá ngừ hiện nay (tính luôn cả tiền mua mồi câu) chi phí phải tốn trên trăm triệu đồng.

Trong khi đó, giá cá lại không hề tăng so với năm ngoái. Hơn nữa, phần lớn các chủ tàu đều ứng tiền trước từ các đầu nậu để lo phí tổn ra khơi. Cá vô bờ, không bán cho họ thì khó bán cho người khác, buộc lòng phải chịu cảnh ép giá. Các trường hợp không ứng tiền trước, ngư dân cũng vẫn phải theo giá đó mà bán, không thể khác được.

“Khi cá vào cảng, lúc sản lượng ít lại được giá cao, trong khi sản lượng nhiều thì giá cá lại thấp, do các đầu nậu, chủ vựa chi phối, gây rất nhiều khó khăn, chúng tôi cảm thấy không yên tâm” - Một ngư dân tại cảng cá Hòn Rớ chia sẻ.

Lâu nay, vẫn biết giá cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn lên xuống là chuyện bình thường. Song nếu bà con đem cá đi bán ngoài tỉnh cũng chẳng được vì các đầu nậu đã liên kết, thống nhất giá cá với nhau. Thường vào đầu mùa, các đầu nậu mua cá với giá cao, có khi lên tới gần 100.000 đồng/kg.

Các tàu đang ở ngoài khơi dù chưa đánh bắt được nhiều cũng vội vã chạy vào. Đến khi cá vô bờ nhiều thì các đầu nậu lập tức hạ giá, thậm chí có thời điểm chỉ còn 50 - 60.000 đồng/kg như đầu năm 2013. Do vậy tâm trạng của những chủ tàu đánh bắt cá ngừ luôn phập phồng lo âu. Nếu không ra khơi thì không có tiền trả lãi vay.

Còn ra khơi mà lỗ thì những chuyến biển sau sẽ khó tìm nhân công, thuyền viên. Mặt khác, cách bảo quản cá ngừ đại dương hiện nay của ngư dân còn rất lạc hậu, nên chất lượng không tốt, dẫn đến cá ướp cũng không đạt chất lượng. Khi bán, số cá này dễ bị loại ra hoặc mua với giá thấp hơn rất nhiều.

Ông Nguyễn Văn Đẩu - Chi Cục trưởng Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa cho biết: “Trong đầu năm, lượng cá ngừ về nhiều, các nhà thu mua, sản xuất cũng như chế biến có sự điều chỉnh giá, tuy nhiên nhiều khi điều chỉnh giá cá thấp.

Về phía Chi cục, Sở Nông nghiệp nhiều lần mời các doanh nghiệp cùng với Hội nghề cá đã có sự bàn bạc để làm sao các doanh nghiệp xuất khẩu, cở sở chế biến có lãi, ngư dân đánh bắt cũng bán được giá cá ngừ hợp lý, tránh tổn thất.”

Về chất lượng cá ngừ khi về cảng cũng rất khó xác định, các đầu nậu thường o ép, hạ chất lượng cá để thu mua với giá rẻ, ngư dân buộc phải chấp nhận. Về mặt chất lượng cũng như giá cả, từ trước đến nay chưa có quy định và kiểm soát rõ ràng.

Do đó mong muốn của ngư dân hiện nay cần có sự quản lý hiệu quả từ khâu đánh giá chất lượng, thu mua sau khai thác của các ngành chức năng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bà con ngư dân, giúp họ yên tâm bám biển, bám ngư trường.


Có thể bạn quan tâm

Vải thiều VietGAP lên ngôi Vải thiều VietGAP lên ngôi

Những năm qua, việc mở rộng diện tích sản xuất vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được các cấp, các ngành và người dân trồng vải ở Lục Ngạn quan tâm thực hiện.

24/12/2015
Nuôi lợn, cả xã làm giàu Nuôi lợn, cả xã làm giàu

Triệu Vân từng là xã nghèo của huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Nhưng vài năm lại đây, nông dân Triệu Vân vượt qua đói nghèo, nhiều người giàu lên, với lợi nhuận mỗi năm từ 500 - 700 triệu đồng.

24/12/2015
Nghề ương nghêu giống phát triển mạnh Nghề ương nghêu giống phát triển mạnh

Theo Trạm Thủy sản số 2 (thuộc Chi cục Thủy sản), hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông có 70 hộ ương nghêu giống với tổng diện tích ao ương khoảng 110 ngàn m2, tăng gần 30 ngàn m2 so với năm 2011.

24/12/2015
Trồng ngô cho hiệu quả kinh tế cao Trồng ngô cho hiệu quả kinh tế cao

Khi đặt chân đến thôn Sơn Thượng xã Mai Sơn ( Lục Yên – Yên Bái), đưa mắt lên những quả đồi chúng tôi đã không khỏi choáng ngợp bởi màu xanh bạt ngàn của ngô.

24/12/2015
Về thủ phủ hồ tiêu Chư Sê gặp đại gia nông nghiệp Về thủ phủ hồ tiêu Chư Sê gặp đại gia nông nghiệp

Sở hữu 9 ha cà phê, 3 ha tiêu, 1.300 cây cao su cùng 2 ao cá, mỗi năm thu về hàng tỷ đồng, ông Nguyễn Năng Châu ở làng Bông, thôn Thống Nhất, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nổi tiếng trong vùng là một đại gia nông nghiệp.

23/12/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.