Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bản Kè Đổi Đời Nhờ Trồng Lúa Nước

Bản Kè Đổi Đời Nhờ Trồng Lúa Nước
Ngày đăng: 17/05/2012

Những ngôi nhà rách nát đã được thay thế bằng nhà vững chãi; sự đói nghèo dần được thay thế bằng màu xanh no ấm, màu xanh của rừng, của những nương lúa...

Đó là sự đổi thay diệu kỳ ở bản Kè, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

“Thay da đổi thịt”...

Tôi còn nhớ mãi chuyến công tác đầu tiên khi đến với bản Kè cách đây 3 năm. Bản có 100% người dân tộc Dao sinh sống. Nằm cách UBND xã Phan Thanh chỉ chừng 3km, đường vào bản thật gian nan, nhiều đoạn phải dắt xe máy. Đặc biệt là con suối ngay đầu bản lúc nào cũng hung dữ, chỉ cần một cơn mưa nặng hạt là tràn bờ, mọi sự liên lạc, ra vào bản bị cắt đứt. Bước chân lên nhà trưởng bản Nguyễn Văn Đạt đúng bữa trưa, được chứng kiến mâm cơm chỉ có sắn và rau rừng...

Nay có dịp về thăm lại bản Kè, con suối đầu bản vừa được đầu tư xây dựng một ngầm tràn tới 1,3 tỷ đồng, xe máy bon bon đi vào bản. Bản Kè giờ được bao bọc bởi những cánh rừng xanh. Những ngôi nhà của đồng bào Dao giờ đã được xây kiên cố, khang trang. Những cánh đồng lúa xanh non đang độ đẻ nhánh rộ. Nhà trưởng bản Nguyễn Văn Đạt vẫn nằm đó, nhưng hôm nay trông đẹp đẽ hơn.

Đón chúng tôi, ông Đạt vội khoe: "Bản Kè ta giờ thay đổi nhiều lắm rồi. Không còn đói khổ nghèo nàn như trước nữa. Tuy vẫn thiếu gạo ăn, nhưng người bản Kè đã biết kiếm ra nhiều tiền để đi mua cái gạo về ăn, không phải nhịn đói nữa đâu".

Trồng lúa nước, trồng rừng để giảm nghèo

Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh bản thăm những cánh rừng và những thửa ruộng bậc thang xanh mướt, trưởng bản cho hay: Trước đây bản không có ruộng đâu, nghe chính quyền vận động, bà con đã bắc nước từ các ngọn núi cao về, tận dụng từng khoảnh đất nhỏ vỡ làm ruộng bậc thang trồng lúa nước.

Đến nay cả bản đã có hơn 4ha lúa nước, và không còn một diện tích nào bỏ trống. Nhờ được chăm sóc tốt và biết áp dụng khoa học kỹ thuật như bón phân, bón đạm vào đúng các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa, nên bản giờ đã có được nhiều thóc lúa hơn.

Những mảnh đất nào không có nước trồng lúa, bà con lại cùng nhau trồng màu, trồng những cây cho năng suất, giá trị kinh tế như khoai, ngô, lạc, sắn... Đặc biệt là người Dao đã biết thâm canh, gối vụ, thực hiện "không để đất trống, không cho đất nghỉ".

Bản Kè cũng khác trước khi những quả đồi trơ trọc trước chỉ trồng cây sắn, ngô, nay bà con đã mạnh dạn trồng rừng thay thế. Toàn bộ hơn 7ha đất rừng của bản đã được phủ xanh bằng bồ đề, keo... Người Dao giờ đã biết làm chuồng trại, biết sử dụng thức ăn chăn nuôi nên mỗi năm lợn đã có thể xuất bán 2 lứa, thay cho việc nuôi thả rông kém hiệu quả như trước đây. Bản còn chú trọng cho con em mình ra lớp, đến nay 100% trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường.

Trao đổi với chúng tôi về cách đưa bản Kè từng bước thoát nghèo, ông Vi Đình Vân - Bí thư Đảng uỷ xã Phan Thanh cho biết: Cùng với việc tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư ưu tiên cho bản Kè để xây dựng hệ thống thuỷ lợi, xây ngầm tràn... xã còn hỗ trợ bà con về cây, con giống, khoa học kỹ thuật, mở các lớp dạy nghề thu hút lao động như mở một lớp đan rọ tôm cho hơn 30 người.

Có thể bạn quan tâm

Sẽ đầu tư xưởng sơ chế tại Hợp tác xã ca cao Thống Nhất Sẽ đầu tư xưởng sơ chế tại Hợp tác xã ca cao Thống Nhất

Theo Hợp tác xã ca cao Thống Nhất (Đồng Nai), dự án quy hoạch khu sơ chế ca cao của đơn vị đã được tỉnh phê duyệt.

02/10/2015
Thông tin dịch hại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Thông tin dịch hại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Đến cuối tháng 9/2015, lúa hè thu chính vụ ở Sóc Trăng đã thu hoạch trên 44.000 ha, diện tích còn lại là 56.000 ha, tập trung ở 2 huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và 1 phần ở huyện Châu Thành.

02/10/2015
Cây nấm bén duyên trên vùng cao A Lưới Thừa Thiên Huế Cây nấm bén duyên trên vùng cao A Lưới Thừa Thiên Huế

Cây nấm đang đưa lại lợi ích kinh tế cao cho các xã viên hợp tác xã (HTX) Hoàng Thiện, xã A Ngo (huyện A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế); mở ra hướng làm ăn mới, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân.

02/10/2015
Nông dân tập trung xuống giống vụ lúa tôm Nông dân tập trung xuống giống vụ lúa tôm

Năm nay, huyện Phước Long (Bạc Liêu) có hơn 9.000ha lúa trên đất nuôi tôm. Những ngày qua, tận dụng thời tiết thuận lợi, nông dân trong huyện tập trung cải tạo đất để xuống giống vụ lúa theo lịch thời vụ.

02/10/2015
Một người dân trồng gần 8.000 cây đinh lăng Một người dân trồng gần 8.000 cây đinh lăng

Ông Đinh Văn Thành (ngụ vồ Thiên Tuế, núi Cấm, xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) đã khai thác 13 công đất vườn đồi, vườn rừng theo mô hình “sản xuất nông – lâm kết hợp” trồng xen canh từ 7.500 - 8.000 cây đinh lăng.

02/10/2015