Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bệnh Chổi Rồng Hoành Hành Ở Vĩnh Long Đốn Cây Nhãn Làm Củi

Bệnh Chổi Rồng Hoành Hành Ở Vĩnh Long Đốn Cây Nhãn Làm Củi
Ngày đăng: 12/05/2014

Theo số liệu thống kê của Sở NNPTNT Vĩnh Long, hiện toàn tỉnh có trên 7.730ha trong tổng số 9.330ha vườn trồng nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng, trong đó vườn bị bệnh nặng (tỷ lệ nhiễm trên 70%) là gần 3.000ha. Nhiều nhà vườn đành phải ngậm ngùi đốn bỏ vườn nhãn...

Huyện có diện tích nhãn bị đốn bỏ nhiều nhất là Long Hồ (792ha), kế đến là Vũng Liêm (158ha) và TP.Vĩnh Long (trên 148ha).

Không thể cứu chữa

Theo ghi nhận của phóng viên NTNN những ngày này, chạy dài cặp theo các tuyến đường của các xã cù lao Long Hồ như: Bình Hòa Phước, Đồng Phú, An Bình và Hòa Ninh… nhà nhà, người người đua nhau chặt đốn nhãn bệnh để bán củi.

Bà Nguyễn Thị Hồng ở xã Đông Bình, huyện Long Hồ chua chát nói: “Do bệnh chổi rồng không có thuốc đặc trị, cho nên càng để lâu dịch lây lan càng rộng. Buộc lòng gia đình phải thuê thợ cưa đốn bỏ hàng trăm gốc nhãn da bò trên 10 năm tuổi. Nhìn củi nhãn chất thành đống mà thấy xót xa”.

“Nhãn nhiễm bệnh thất thu đốn bỏ đã đành, nay củi nhãn muốn bán cũng bị ép giá. Trước đó, củi nhãn có giá dao động trên dưới khoảng 550.000 đồng/m3, nay chỉ còn 450.000 đồng/m3 và hiện đang có dấu hiệu sụt giảm mạnh. Trước tình dịch bệnh, hiện bà con nhà vườn hết sức hoang mang không biết tái cơ cấu trồng giống cây gì mang lại hiệu quả kinh tế ổn định” – anh Năm Tường ở huyện Long Hồ ngậm ngùi nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, năm 2012 trước tình hình dịch bệnh chổi rồng hoành hành dữ dội, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã công bố dịch trên cây nhãn, đồng thời ra quân triển khai chiến dịch dập dịch với nguồn kinh phí hỗ trợ từ T.Ư và địa phương với số tiền lên đến 55 tỷ đồng nhưng kết quả dập dịch không như mong đợi. Sau hơn 1 năm dập dịch, tiêu tốn hàng chục tỷ đồng chẳng những không hết dịch mà dịch bệnh hiện đang có chiều hướng xấu, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống bà con nhà vườn.

Khuyến cáo chuyển đổi cây trồng

Qua nghiên cứu của các nhà chuyên môn, tác nhân chính làm cho bệnh chổi rồng phát sinh và phát triển mạnh trên cây nhãn là do một loài vi khuẩn sống ký sinh trên cây, chúng lây truyền bệnh chủ yếu qua vết thương của côn trùng chích hút. Đối tượng nhện lông nhung được khẳng định có liên quan rất mật thiết với dịch bệnh này.

Theo các nhà khoa học, để phòng ngừa nhện lông nhung đạt hiệu quả tốt thì vào các thời điểm cây nhãn ra chồi non và ra hoa, nên phun thuốc trừ nhện vì nhện lông nhung thường chỉ tập trung ở những bộ phận này.

Bệnh chổi rồng trên cây nhãn gây hại chủ yếu là phần non của lá, chồi non và chồi hoa; từ đó làm cho các bộ phận này không phát triển, mà biến dạng thành chùm, xoắn tít, teo tóp nhỏ đi, không lớn lên được và co cụm lại như bó chổi. Các phân đoạn trên cành, lá, phát hoa đều ngắn, cánh hoa không bung ra mà bị nhỏ lại, và chúng có xu hướng lây lan nhanh khắp vườn. Khi cây bị bệnh chổi rồng nặng, chồi hoa bị nhiễm bệnh sẽ không phát triển và khả năng đậu trái rất thấp.

Ông Phan Nhựt Ái – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Trước tình hình trên, Sở đang làm báo cáo xin ý kiến chỉ đạo từ UBND tỉnh. Theo hướng đề xuất của Sở, đối với nhóm cây bệnh nhẹ có khả năng phục hồi, đề nghị nhà vườn điều trị theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Riêng đối với nhóm cây nhiễm bệnh nặng, chúng tôi khuyến cáo đề nghị bà con mạnh dạn đốn bỏ chuyển sang trồng chôm chôm, bưởi Năm Roi và một số cây trồng khác…”.


Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Hạ Giá Thành Sản Xuất Giải Pháp Hạ Giá Thành Sản Xuất

Nhưng quan trọng hơn là làm lúa theo hướng VietGAP an toàn cho cả người SX lẫn người sử dụng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo truy nguyên được nguồn gốc. Đó là nhận định chung của những hộ nông dân ở các huyện SX lúa trọng điểm của tỉnh Kiên Giang sau khi tham gia thực hiện CĐL.

03/11/2014
Quýt Đường Gặp Khó Quýt Đường Gặp Khó

Chưa năm nào người trồng quýt đường ở Hậu Giang gặp khó khăn như hiện nay: Giá cả giảm liên tục, thương lái ép giá, sâu bệnh hoành hành, giá cả phân bón, thuốc BVTV tăng cao…

03/11/2014
Đô Lương (Nghệ An) Chủ Động Giống Cá Vụ 3 Đô Lương (Nghệ An) Chủ Động Giống Cá Vụ 3

Sau 10 năm, nuôi cá vụ 3 đã trở thành phong trào phát triển mạnh ở các địa phương như Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu và Yên Thành (Nghệ An) vì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, do nguồn cung giống thiếu nên nhiều năm cá giống bị “cháy hàng”.

03/11/2014
Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Đốm Trắng Và Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Đốm Trắng Và Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm

Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng. Trung bình hàng năm dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích, nhưng tăng về phạm vi (số xã, huyện, tỉnh) có dịch bệnh

03/11/2014
Cá Kèo Rớt Giá Còn 40.000 - 50.000/kg Cá Kèo Rớt Giá Còn 40.000 - 50.000/kg

Giá cá kèo giảm so với cùng kỳ năm 2013 từ 15.000 - 20.000 đồng/ký. Trong khi đó, giá thức ăn cho cá hiện ở mức khá cao (từ 14.800 - 16.000 đồng/kg). Do giá thức ăn cao, nên người nuôi cá không có lãi, một số hộ còn bị lỗ.

03/11/2014