Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bàn Giải Pháp Phòng Ngừa Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp Tính Trên Tôm Nuôi

Bàn Giải Pháp Phòng Ngừa Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp Tính Trên Tôm Nuôi
Ngày đăng: 03/09/2013

Ngày 24-8-2013, tại huyện Bình Đại (Bến Tre), hơn 100 hộ nuôi tôm trong tỉnh đã về dự hội thảo Giải pháp phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi, dưới sự chủ trì của ông Cao Văn Viết - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, TS. Đặng Thị Hoàng Oanh - Trưởng bộ môn sinh học và bệnh học thủy sản - Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ; ông Banhung Banchong - Trưởng bộ phận kỹ thuật sản xuất giống thuộc Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam.

Bến Tre hiện có tổng diện tích 43.556ha nuôi trồng thủy sản, bao gồm tôm biển 32.106ha. Trong đó, tôm thâm canh, bán thâm canh 5.500ha (tôm sú 1.250ha, tôm thẻ chân trắng 4.250ha); tôm nuôi thả giống vụ 2 có diện tích khoảng 1.911ha. Tuy nhiên, dịch bệnh xảy ra liên tục với tổng diện tích thiệt hại 1.322ha, chiếm 18% diện tích thả nuôi. Tôm chết có nhiều nguyên nhân nhưng hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính được xác định là nguyên nhân khá phổ biến cần đặc biệt quan tâm.

TS. Đặng Thị Hoàng Oanh cho biết, bệnh hoại tử gan tụy xuất hiện ở cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng sau 10-45 ngày thả giống, tỷ lệ chết lên đến 100% ở những ao bệnh nặng. Triệu chứng, tôm có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn, gan tụy teo lại và có màu sắc nhợt nhạt, kèm theo các dấu hiệu mềm vỏ, sẫm màu, có đốm trên vỏ đầu ngực.

Giải pháp là cải tạo ao nuôi thật kỹ trước khi thả giống, không nên thả tôm vào lúc giao mùa để tránh trường hợp độ mặn giảm đột ngột, chọn giống tốt, xét nghiệm virus, sử dụng ao lắng và ít thay nước trong suốt vụ nuôi; cho ăn vừa phải, sử dụng thức ăn có chất lượng cao và tăng sức đề kháng cho tôm, chỉ sử dụng thuốc kháng sinh nhạy với V. para và sử dụng đúng liều.

Còn theo ông Banhung Banchong, bệnh hoại tử gan tụy làm ảnh hưởng nghề nuôi tôm rất nhiều, cho nên để nuôi tôm thành công, cần nắm bắt kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng hiệu quả. Theo ông Banchong, nếu tôm giống tốt, thức ăn tốt, đáy ao sạch thì tôm phát triển tốt. Ngược lại tôm giống tốt, thức ăn tốt nhưng đáy ao không sạch thì tôm dễ chết. Muốn khắc phục dịch bệnh, không nên để nước sâu, nước lâu, nước đứng yên, không bơm nước trực tiếp…

Tổng luận hội thảo, ông Cao Văn Viết nhấn mạnh, người nuôi cần vận dụng tốt các nội dung TS. Đặng Thị Hoàng Oanh hướng dẫn. Trong công tác chọn giống, nên chọn tôm ở những cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, có địa chỉ rõ ràng; giống trước khi thả nuôi phải được kiểm dịch, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm, giống có kích thước lớn đảm bảo các tiêu chuẩn theo qui định.

Tôm sú kích cỡ từ 13mm-15mm; đối với tôm thẻ chân trắng kích cỡ từ 12mm trở lên, nên thả mật độ thưa, tôm sú từ 15-20 con/m2, tôm thẻ chân trắng từ 40-60 con/m2. Khi tôm có dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc chết bất thường, người nuôi phải thực hiện ngay các biện pháp cách ly, tuyệt đối không xả thải ra kênh rạch tự nhiên.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả mô hình cừu “Tam nông” Hiệu quả mô hình cừu “Tam nông”

Anh Trần Phước Trung, cán bộ Ban Phát triển xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đưa chúng tôi đến thăm mô hình nhóm cùng sở thích chăn nuôi cừu sinh sản ở thôn Nhị Hà 3. Đây là nhóm nông dân liên kết nuôi cừu đầu tiên ở địa phương được thành lập từ tháng 9- 2014 đến nay.

16/04/2015
Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đạt hiệu quả tốt Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đạt hiệu quả tốt

Ngày 13.4, tại xã Tây Vinh, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn (Bình Định) đã tổng kết mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học triển khai tại 2 hộ chăn nuôi ở thôn Bỉnh Đức và Nhơn Thuận với diện tích 40m2.

16/04/2015
Kéo giảm hơn 50ha chôm chôm bệnh chổi rồng Kéo giảm hơn 50ha chôm chôm bệnh chổi rồng

Nhờ áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả, thời gian qua, diện tích chôm chôm nhiễm chổi rồng trên địa bàn huyện được kéo giảm đáng kể. Trong tổng diện tích 5,7ha chôm chôm bị nhiễm chổi rồng, có 5,5ha nhiễm dưới 30%, 2ha nhiễm từ 30 - 70%. Diện tích chôm chôm đang bị bệnh chổi rồng rải rác tại các xã cù lao.

17/04/2015
Người nông dân có đôi bàn tay vàng Người nông dân có đôi bàn tay vàng

Xóm Khe Đù, vùng đất xa khuất của xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - nơi có những vườn đồi bốn mùa cho quả chín. Chủ nhân của vùng đất này chủ yếu là người xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên di cư lên từ những năm đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước.

17/04/2015
Dồn ứ khoảng 800 xe nông sản chờ xuất khẩu Dồn ứ khoảng 800 xe nông sản chờ xuất khẩu

Bắt đầu từ ngày 1/4/2015 hàng nông sản chủ yếu là dưa hấu và thanh long chờ xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng bắt đầu dồn ứ.

17/04/2015