Lợi Nhuận 143 Triệu Đồng/vụ/máy Gặt Đập Liên Hợp
Theo tính toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, trung bình thời gian hoạt động dịch vụ trong tỉnh của một máy gặt đập liên hợp là 30-40 ngày, hoạt động ngoài tỉnh là 10-20 ngày.
Diện tích thu hoạch mỗi vụ trong năm từ 90-120ha/máy, nếu tính trung bình khoảng 100ha/máy ở 2 vụ chính là Đông xuân và Hè thu, thì với giá thu hoạch lúa bằng máy khoảng 300.000 đồng/công, sẽ cho nguồn thu mỗi máy/vụ là 300 triệu đồng.
Nếu trừ chi phí khoảng 157 triệu đồng/máy cho nhiên liệu, thuê mướn nhân công theo máy thì còn lợi nhuận 143 triệu đồng. Với số vốn mua máy gặt đập liên hợp và các máy móc khác đi kèm được người dân trong tỉnh mua thời gian qua khoảng 770 triệu đồng, thì chỉ sau 3 năm hoạt động sẽ thu hồi lại vốn.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nhiều địa phương trên cả nước đang bắt tay vào thực hiện quy hoạch - khâu quan trọng nhất để thực hiện các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới.
Năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Kỳ Sơn phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình “Trồng gừng dưới tán rừng”, tại xã Na Ngoi mô hình được triển khai vào vụ xuân 2012, với quy mô 1 ha.
Sau nhiều năm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ sở hạ tầng thủy lợi của các tỉnh ven biển ĐBSCL; đặc biệt ở khu vực bán đảo Cà Mau vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Mặc dù là một trong những địa phương có diện tích trồng thanh long nhiều nhất cả nước, song hiện tại, người trồng thanh long ở Bình Thuận lại đang rơi vào tình cảnh khó khăn, do thanh long vừa mất mùa, vừa rớt giá.
Phải tự tìm ngư trường dựa vào kinh nghiệm khiến hiệu quả đánh bắt của ngư dân thấp và dẫn đến nhiều hệ lụy về lâu dài.