Bàn Giải Pháp Phòng Ngừa Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp Tính Trên Tôm Nuôi
Ngày 24-8-2013, tại huyện Bình Đại (Bến Tre), hơn 100 hộ nuôi tôm trong tỉnh đã về dự hội thảo Giải pháp phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi, dưới sự chủ trì của ông Cao Văn Viết - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, TS. Đặng Thị Hoàng Oanh - Trưởng bộ môn sinh học và bệnh học thủy sản - Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ; ông Banhung Banchong - Trưởng bộ phận kỹ thuật sản xuất giống thuộc Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam.
Bến Tre hiện có tổng diện tích 43.556ha nuôi trồng thủy sản, bao gồm tôm biển 32.106ha. Trong đó, tôm thâm canh, bán thâm canh 5.500ha (tôm sú 1.250ha, tôm thẻ chân trắng 4.250ha); tôm nuôi thả giống vụ 2 có diện tích khoảng 1.911ha. Tuy nhiên, dịch bệnh xảy ra liên tục với tổng diện tích thiệt hại 1.322ha, chiếm 18% diện tích thả nuôi. Tôm chết có nhiều nguyên nhân nhưng hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính được xác định là nguyên nhân khá phổ biến cần đặc biệt quan tâm.
TS. Đặng Thị Hoàng Oanh cho biết, bệnh hoại tử gan tụy xuất hiện ở cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng sau 10-45 ngày thả giống, tỷ lệ chết lên đến 100% ở những ao bệnh nặng. Triệu chứng, tôm có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn, gan tụy teo lại và có màu sắc nhợt nhạt, kèm theo các dấu hiệu mềm vỏ, sẫm màu, có đốm trên vỏ đầu ngực.
Giải pháp là cải tạo ao nuôi thật kỹ trước khi thả giống, không nên thả tôm vào lúc giao mùa để tránh trường hợp độ mặn giảm đột ngột, chọn giống tốt, xét nghiệm virus, sử dụng ao lắng và ít thay nước trong suốt vụ nuôi; cho ăn vừa phải, sử dụng thức ăn có chất lượng cao và tăng sức đề kháng cho tôm, chỉ sử dụng thuốc kháng sinh nhạy với V. para và sử dụng đúng liều.
Còn theo ông Banhung Banchong, bệnh hoại tử gan tụy làm ảnh hưởng nghề nuôi tôm rất nhiều, cho nên để nuôi tôm thành công, cần nắm bắt kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng hiệu quả. Theo ông Banchong, nếu tôm giống tốt, thức ăn tốt, đáy ao sạch thì tôm phát triển tốt. Ngược lại tôm giống tốt, thức ăn tốt nhưng đáy ao không sạch thì tôm dễ chết. Muốn khắc phục dịch bệnh, không nên để nước sâu, nước lâu, nước đứng yên, không bơm nước trực tiếp…
Tổng luận hội thảo, ông Cao Văn Viết nhấn mạnh, người nuôi cần vận dụng tốt các nội dung TS. Đặng Thị Hoàng Oanh hướng dẫn. Trong công tác chọn giống, nên chọn tôm ở những cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, có địa chỉ rõ ràng; giống trước khi thả nuôi phải được kiểm dịch, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm, giống có kích thước lớn đảm bảo các tiêu chuẩn theo qui định.
Tôm sú kích cỡ từ 13mm-15mm; đối với tôm thẻ chân trắng kích cỡ từ 12mm trở lên, nên thả mật độ thưa, tôm sú từ 15-20 con/m2, tôm thẻ chân trắng từ 40-60 con/m2. Khi tôm có dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc chết bất thường, người nuôi phải thực hiện ngay các biện pháp cách ly, tuyệt đối không xả thải ra kênh rạch tự nhiên.
Related news
Trong tự nhiên, cá rô phi và cá trê lai là loài ăn tạp, bao gồm sinh vật phù du, tảo sợi, rong có lá, động vật đáy, các loài nhuyễn thể, tôm cá con và cả mùn bã hữu cơ. Tính ăn mồi động vật của hai loại cá này tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1 - 9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu thực vật như rong, tảo, giảm bắt mồi động vật. Nói chung đây là hai loài cá dễ nuôi, dễ ăn, mau lớn. Một ưu điểm nữa của cá trê lai, đó là loài cá có sức chống chịu cao đối với điều kiện xấu của ao nuôi.
Từ đầu tháng 7 đến nay, ngư dân các xã Cà Ná, Phước Diêm (Thuận Nam - Ninh Thuận) được mùa cá cơm. Mỗi ngày có trên 30 lượt tàu, thuyền địa phương và hàng trăm tàu, thuyền vãng lai khác cập cảng Cà Ná.
Một số bà con ở Trà Vinh đang nuôi một giống tép được coi là có sức đề kháng tốt, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt, loài tép này có khả năng không nhiễm các loại bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh gây hoại tử gan tuỵ. Loài thuỷ sản này có tên là tép bạc bông.
Thậm chí có cây chết dần mà chưa rõ nguyên nhân. Ông ba Mau, nhà ở vồ Pháo Binh cho biết, ông trồng hàng chục cây sầu riêng, những năm đầu cho trái rất sai, nhưng chỉ sau vài năm thì sầu riêng cho trái ít lại và không mang lại hiệu quả kinh tế.
Cuối năm 2011, từ Dự án Thoát nghèo bền vững, huyện Thuận Nam đã triển khai Chương trình Nuôi bò vỗ béo cho nông dân Trà Nô, xã Phước Hà. Sau một năm thực hiện, chương trình đã mang lại tín hiệu vui cho nhiều hộ nghèo.