CCB Lường Văn Tụi Làm Kinh Tế Giỏi
Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn huyện Mường Ảng đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Trong đó có ông Lường Văn Tụi ở bản Bua, xã Ẳng Tở phát triển kinh tế mô hình VAC. Hàng năm mô hình kinh tế của ông cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Năm 1968 khi mới 20 tuổi, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc chàng thanh niên dân tộc Thái Lường Văn Tụi xung phong lên đường nhập ngũ và được biên chế về đại đội 12, tiểu đoàn 3, trung đoàn 35, Quân khu 2. Chiến sĩ Lường Văn Tụi đã tham gia chiến đấu ở chiến trường nước bạn Lào. Sau những năm tháng chiến đấu rèn luyện trong quân đội, năm 1991, ông Lường Văn Tụi được nghỉ hưu về phát triển kinh tế ở bản Bua, xã Ẳng Tở.
Mặc dù điều kiện kinh tế gia đình khó khăn do thiếu tư liệu, kiến thức sản xuất, con nhỏ, nhưng phát huy phẩm chất người lính, ông nỗ lực tìm cách thoát nghèo. Ban đầu, ông mạnh dạn vay mượn tiền của bạn bè và người thân trong gia đình để xây dựng chuồng nuôi lợn với quy mô hơn chục con, đào ao thả cá và khai hoang hơn 3.000m2 đất trồng lúa nước. Nhờ đó, gia đình ông đã đủ ăn và có điều kiện nuôi các con ăn học.
Năm 2008, nhờ chủ trương phát triển cây cà phê của UBND huyện Mường Ảng, với sự hỗ trợ của huyện về giống cây, phân bón và được tham gia các lớp tập huấn đào tạo trồng, chăm sóc cây cà phê, ông Tụi đã mạnh dạn chuyển đổi 5ha đất đồi sang trồng cà phê.
Đến năm 2011, khi cây cà phê bắt đầu cho thấy giá trị kinh tế, ông Tụi tiếp tục mở rộng thêm 2ha. Hiện nay với 5ha cà phê, cho thu nhập năm thứ 2 và 2ha cà phê chuẩn bị được thu quả, cùng với trồng lúa nước, chăn nuôi lợn, hàng trăm con gà, vịt, hàng năm cho gia đình ông thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng.
Ông Lường Văn Bình, Chủ tịch Hội CCB xã Ẳng Tở cho biết: Gia đình ông Tụi luôn đi đầu trong thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của xã, bản; gia đình đạt văn hoá 3 năm liên tục, luôn ủng hộ đầy đủ các loại quỹ vì người nghèo, quỹ trẻ thơ, quỹ đền ơn đáp nghĩa… Đặc biệt, ông Tụi rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những hộ khác trong thôn học tập. Nhiều gia đình sau khi được ông Tụi chia sẻ kinh nghiệm đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Hiện tại gia đình ông Tụi đã xây dựng được căn nhà sàn khang trang với đầy đủ tiện nghi và nuôi 6 người con ăn học trưởng thành, 5 người con làm cán bộ Nhà nước; con út đang học đại học. Là hội viên hội CCB xã có trách nhiệm, có ý thức xây dựng Hội tốt, được đồng đội và bà con yêu mến, kính trọng, ông Tụi còn gương mẫu thực hiện tốt “Cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào “Thi đua là yêu nước – yêu nước thì phải thi đua” được UBND huyện khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng gia đình và phát triển kinh tế. CCB Lường Văn Tụi xứng đáng là người lính Cụ Hồ, là tấm gương làm kinh tế giỏi để mọi người học tập và làm theo.
Nguồn bài viết: http://www.baodienbienphu.com.vn/kinh-t%E1%BA%BF/ccb-l%C6%B0%E1%BB%9Dng-v%C4%83n-t%E1%BB%A5i-l%C3%A0m-kinh-t%E1%BA%BF-gi%E1%BB%8Fi
Có thể bạn quan tâm
Một cuộc khảo sát cho thấy, có 60% số ý kiến được hỏi đồng ý trả giá cao hơn thị trường để được dùng gạo GlobalGap - thực hành sản xuất nông ngiệp tốt.
Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro - Gia Lai) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.
Dù đã phát triển hơn mười năm, nhưng mô hình trồng nấm rơm vẫn chỉ dừng lại ở xã Phú Lương (huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Nhân rộng mô hình trồng nấm, góp phần phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm
Địa hoàng (sinh địa) là dược liệu được trồng tại Bắc Giang từ nhiều năm trước nhưng diện tích manh mún, nông dân chủ yếu canh tác, thu hoạch theo kinh nghiệm, nên chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao.
Liên tục sau hai năm rớt giá, đầu vụ thu hoạch sắn năm nay, nhiều người dân huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khấp khởi mừng thầm khi giá sắn chạm ngưỡng 1.700 đồng/kg (giá thu mua tại nhà máy). Thế nhưng "mừng chưa kịp no", liên tục hai cơn bão ập đến đã khiến người trồng sắn lao đao...