Xúc Tiến Thương Mại Kích Tăng Trưởng Rau Quả Xuất Khẩu
Đó là nhận định của ông Đinh Văn Hương- Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam- khi đề cập đến công tác xúc tiến thương mại ngành hàng rau quả trong 6 tháng đầu năm 2014.
Con số mà ông Hương cập nhật đến hết tháng 5/2014 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước trong 5 tháng đã đạt 472 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2013. Với con số này, rau quả Việt Nam tiếp tục giữ vững uy tín và vị thế tại những thị trường chủ lực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…
Theo ông Đinh Văn Hương, một trong những điểm khác biệt trong công tác xúc tiến thương mại là từ năm 2013 đến nay, Hiệp hội đã được giao làm đầu mối xúc tiến thương mại quốc gia trong lĩnh vực rau quả. Chính vì vậy, đã tăng cường đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thông qua việc tham gia các Hội chợ quốc tế về rau quả, đặc biệt là Hội chợ rau quả thường niên tại HongKong, qua đó đã thiết lập và mở rộng được hàng loạt các thị trường với nguồn cung ổn định.
“Việc các doanh nghiệp của Hiệp hội chủ động tham gia tích cực các hội chợ quốc tế đã giúp khai thông thị trường xuất khẩu rau quả. Một số thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang ngày càng quan tâm đến nguồn cung rau quả từ Việt Nam, nhất là một số mặt hàng như đậu tương non, ngô bao tử, ngô ngọt... với số lượng đơn hàng lớn và ổn định”- ông Hương cho hay.
Cùng với việc tích cực tham gia hội chợ, duy trì tốt mối quan hệ trao đổi thông tin với các thương vụ Việt Nam tại các nước, hiện nay Hiệp hội cũng đang tích cực phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng đề án nhằm quảng bá thương hiệu mạnh hơn đối với thanh long tại thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, Hoa Kỳ, EU… để đẩy mạnh xuất khẩu thanh long vào các thị trường này.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đã có kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến trình đàm phán các thỏa thuận chung liên quan đến quy trình đánh giá rủi ro nhập khẩu đối với rau quả tươi của Việt Nam...
Đây là những bước đi quan trọng, tạo cơ hội xuất khẩu các loại trái cây của Việt Nam vào các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản (xoài, măng cụt, sầu riêng), vào thị trường NewZealand (chôm chôm, nhãn, vú sữa, bưởi), vào Australia (vải, thanh long), Hoa Kỳ (xoài, vải, vú sữa, nhãn)… trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Ông Sí Trung Kiên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát cho biết: Năng suất dưa chuột trung bình đạt 280 tạ/ha. Vụ dưa chuột năm nay, kế hoạch huyện giao là 36ha, nhân dân trồng được 43,7 ha, đạt 121,4% kế hoạch.
Nuôi tôm ở thành phố Hồ Chí Minh hiện đang phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp sản phẩm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Diện tích nuôi tôm tại huyện Cần Giờ đạt 6.203ha, Nhà Bè 255ha và huyện Bình Chánh 60ha.
Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).
Vài chục cơ sở hành nghề này ở các khu vực giáp ranh: TP. Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc đã phải nợ lại mỗi nhà vườn 40 - 50 triệu đồng.
Diện tích không có nước để gieo trồng vẫn còn tới gần 15.000ha, diện tích đã chuyển đổi là hơn 4.600ha. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, diện tích hạn hán sẽ tăng lên và phạm vi có thể tiếp tục mở rộng.