Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bản Cao Lạng Vùng Chuyên Canh Xoài Trái Vụ

Bản Cao Lạng Vùng Chuyên Canh Xoài Trái Vụ
Ngày đăng: 21/05/2014

Vài năm trở lại đây, các hộ đồng bào ở bản Cao Lạng, xã Đắk Gằn (Đắk Mil) phấn khởi vì nhiều diện tích trồng xoài trên địa bàn đã bắt đầu cho thu hoạch. Đặc biệt vào vụ trái mùa, nhiều vườn xoài mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng cho các hộ dân…

Trước đây, các hộ đồng bào Nùng ở bản Cao Lạng chủ yếu trồng cà phê, điều và các loại cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, đậu… Tuy nhiên, đây lại là vùng đất cằn cỗi, thường xuyên thiếu nước; đặc biệt là vào mùa khô không có nước tưới cho các loại cây trồng, nên mặc dù mất nhiều chi phí đầu tư nhưng hiệu quả lại không cao.

Qua thời gian tìm hiểu, học tập các mô hình trồng cây ăn trái trong huyện, một vài gia đình ở bản đã mạnh dạn cải tạo đất, trồng thử nghiệm vài chục cây xoài 3 mùa, xoài Đài Loan. Sau một thời gian chăm sóc, các cây xoài đều phát triển tốt, hợp với thổ nhưỡng nơi đây, có thể sử dụng giếng khoan để cung cấp đủ nước tưới. Qua 3 năm chăm sóc, các vườn xoài đã bắt đầu cho trái, mang lại thu nhập cao cho người dân.

Anh Đàm Văn Tiến, Tổ trưởng tổ trồng xoài bản Cao Lạng cho biết: “Gia đình tôi là một trong những hộ dân đầu tiên ở bản trồng xoài trái vụ. Nhận thấy đất đai nơi đây hợp với việc trồng xoài, không cần quá nhiều nước tưới, đến nay tôi đã mở rộng đầu tư trồng từ 40 cây lên 70 cây. Vụ trái mùa vừa qua, vườn xoài của gia đình thu hoạch được 5 tấn, với giá từ 7.000 – 10.000/kg, trừ chi phí sản xuất còn mang lại thu nhập hơn 70 triệu đồng”.

Tương tự, gia đình bà Lâm Thị Duyên hiện đã mở rộng vườn xoài với gần 400 cây xoài 3 mùa, 120 cây xoài Đài Loan. Qua 4 năm trồng, chăm sóc, vườn xoài đã cho ra trái quanh năm, trung bình mỗi năm (vụ chính và vụ trái mùa) đạt 20 tấn/ha, mang lại thu nhập khá cao cho gia đình bà.

Thời gian qua, việc trồng xoài của các hộ dân trong bản cũng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương và từ nhiều dự án. Vừa qua, từ Dự án 3EM, mỗi hộ trồng xoài trong bản được nhận hỗ trợ 4 triệu đồng để mua phân, thuốc; được tham gia các lớp học kỹ thuật chăm sóc cây ăn trái…

Hiện nay, hầu hết 75 hộ dân trong bản đều trồng xoài từ 50 – 500 cây, trở thành vùng chuyên canh xoài trái vụ cho thương lái trong và ngoài tỉnh tìm đến. Tuy nhiên, do đường sá đến bản còn khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa (chính vụ) nên chi phí vận chuyển sản phẩm sau khi thu hoạch cao, làm giảm nhiều lợi nhuận của các hộ trồng xoài trên địa bàn.


Có thể bạn quan tâm

SV 181 chất lượng cao, siêu năng suất tiềm năng trên mọi vùng đất SV 181 chất lượng cao, siêu năng suất tiềm năng trên mọi vùng đất

Qua thực tiễn trên đồng ruộng, SV 181 có những tính năng vượt trội như TGST ngắn ngày (87 ngày), sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung, bộ lá đứng màu xanh nhạt. Bông to, xếp gié dày, nhiều hạt (160 - 180 hạt chắc/bông).

22/09/2015
Khoa học công nghệ cho tái cơ cấu chăn nuôi Khoa học công nghệ cho tái cơ cấu chăn nuôi

Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa tổ chức hội nghị khoa học Tổng kết nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ SX giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng nghiên cứu giai đoạn 2016 - 2020.

22/09/2015
Hồng không hạt Bắc Kạn Hồng không hạt Bắc Kạn

Một trong những loại cây ăn quả được ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn đưa vào cơ cấu giống cây trồng nhằm khuyến khích địa phương mở rộng diện tích là giống hồng không hạt.

22/09/2015
Nuôi cá là nuôi bệnh Nuôi cá là nuôi bệnh

Thả cá tra với mật độ dày trong khi quy trình nuôi không được cải thiện, chất lượng nước trong ao không được kiểm soát tốt sẽ là tiền đề cho dịch bệnh bùng phát.

22/09/2015
Xuất hiện dịch lở mồm long móng Xuất hiện dịch lở mồm long móng

Ngày 9/9/2015, Trạm Thú y huyện Đô Lương nhận được thông tin, tại xóm 3, xã Trung Sơn (Đô Lương) có 6 con trâu bò bị bệnh lở mồm long móng (LMLM).

22/09/2015