Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bài Học Từ Thiếu Quy Hoạch

Bài Học Từ Thiếu Quy Hoạch
Ngày đăng: 16/11/2013

Được xem là địa phương năng động, thường xuyên thay đổi cung cách làm ăn, từ lâu Tứ Xã (Lâm Thao - Phú Thọ) đã thành trung tâm sản xuất, kinh doanh nổi tiếng với nhiều mô hình nuôi, trồng cây, con đặc sản, làm dịch vụ. Sau lợn gà, cá tôm gần đây là nghề nuôi rắn.

Cách đây bốn, năm năm nuôi rắn đã trở thành nghề cuốn hút 1/3 hộ tham gia. Ngoài việc nuôi, ấp, chăm sóc, thị trường tiêu thụ rắn, ngay trong xã còn có cả dịch vụ ăn theo con rắn như chế biến món ăn, thức uống, buôn bán rắn, cóc làm thức ăn cho rắn, thuốc chữa bệnh, kích thích cho rắn... Từ tháng 3,4 đến tháng 9, tháng 10 hàng ngày chợ bán cóc ở Tứ Xã đông vui chả kém gì chợ bán cá tươi ở nhiều làng quê khác, rồi xe chở cóc từ tận miền Trung về bỏ mối, xe chở rắn đi tiêu thụ lúc nào làng xóm cũng nhộn nhịp. Khắp làng trên, xóm dưới đi đâu cũng nghe chuyện rắn.Có điều nghề nuôi rắn đang từ đỉnh cao năm 2010-2011, vụt chốc "rơi tự do" xuống gần đáy ở thời điểm này. Ông cán bộ hội nuôi rắn của xã cho biết: Trước đây toàn xã có tới 500 - 600 hộ nuôi rắn, trong đó nuôi quy mô có khoảng 100 hộ. Ngoài nông dân còn có cả cán bộ, công chức không có điều kiện củng cố khoanh bãi vườn, xây hầm để nuôi, nếu kể số đầu hộ nuôi thì không đếm xuể giờ rút lại còn trên, dưới 100 hộ chủ yếu là những hộ nuôi quy mô, chưa tìm được cách giải phóng đàn vật nuôi đặc sản. Nguyên nhân của thực trạng trên là do thị trường đầu ra không ổn định. Trước đây rắn nuôi chủ yếu xuất đi Trung Quốc, giá rắn thịt khoảng 1,1 đến 1,3 triệu đồng/kg; rắn giống trên dưới 200 ngàn đồng/ con, còn bây giờ giá rắn thịt giảm xuống còn 400-500 ngàn đồng/kg, thậm chí còn thấp hơn nữa mà vẫn khó bán. Theo tính toán của người nuôi, giá thành sản xuất một kg rắn ở mức 850-900 ngàn đồng, nếu bán từ 1,1 triệu đồng trở lên mới có lãi, còn dưới mức đó coi như lỗ. Khi bí đầu ra, sản phẩm bán thu về không đủ chi, đương nhiên người nuôi ngao ngán bỏ nghề. Qua nuôi rắn cũng có ít hộ tranh thủ được thời cơ có bát ăn, bát để, nhưng không ít hộ chủ tâm nuôi chí làm giàu từ con rắn, bây giờ lại "mang công mắc nợ" trở thành nghèo hơn. Nguyên nhân do phát triển theo phong trào, thiếu quy hoạch và sự tính toán chu đáo.

Không thu hút nhiều người tham gia như nuôi con rắn ở Tứ Xã, nhưng nghề nuôi nhím cũng có thời nở rộ, bây giờ cũng rơi vào cảnh "đìu hiu". Cách đây 5 - 6 năm không chỉ ở nông thôn, mà ngay cả thành thị, nhiều hộ cũng xây chuồng nuôi nhím. Có thời điểm giá nhím giống rẻ cũng 10 triệu, cao 18-20 triệu đồng một cặp, tính ra giá tới 4-5 triệu đồng/kg. Người nọ truyền tai người kia, người ta đua nhau nuôi để từ chỗ vài chục nhanh chóng lên tới hàng trăm hộ nuôi nhím, để bây giờ giá nhím bán chỉ còn trên 100 ngàn đồng kg, thua lỗ là điều đương nhiên. Mặc dù là tỉnh không phát triển nuôi nhiều loại đặc sản, nhưng không vì thế mà Phú Thọ xuất hiện ít loại vật nuôi đặc hữu. Trong đó đáng kể nhất sau rắn là lợn rừng lai, dê, cá da trơn, ba ba, nhím, ếch, lươn gần đây là gà nhiều cựa, chim bồ câu…

Qua khảo sát cho thấy nét đặc trưng rõ nhất của phát triển chăn nuôi con đặc sản là tự phát. Thông qua sự giới thiệu, quảng bá mà nhiều người tiếp cận với nghề. Có người lúc đầu nuôi chơi, sau thấy phát triển được thì nhân rộng; song không ít người đầu tư nhiều tiền của để xây chuồng trại, mua con giống như nuôi lợn rừng lai, rắn, nhím… Một vấn đề nữa là do phát triển tự phát nên giá cả không thể dự đoán, thị trường tiêu thụ khó lường. Điển hình như: Phong trào lúc đầu phát triển nuôi nhím, nuôi rắn rầm rộ là thế, nay nhím thịt, rắn thịt rớt giá thảm hại mà vẫn khó bán! Rắn nuôi lúc đầu chủ yếu xuất bán đi thị trường Trung Quốc, sau khi thị trường này bão hòa không tiêu thụ mạnh đương nhiên người nuôi bị ảnh hưởng. Nuôi nhím cũng vậy. Lúc đầu bán nhím giống giá cả đồn thổi lên cao, khi nhím bão hòa trở thành hàng hóa bình thường, thị trường khó chấp nhận giá một kg nhím tới cả mấy triệu đồng. Cùng với đó bán hàng cũng là nguyên nhân dễ tác động “gây sốt” và phá giá thị trường làm cho nuôi đặc sản phập phù lên xuống. Điển hình một kg cá lăng xuất bán ở nơi sản xuất chỉ 150-180 kg, nhưng qua tay các khâu bán hàng đến người tiêu thụ có khi lên giá 250-300 ngàn đồng. Các loại dê, gà, lợn lai đặc sản, cao hơn là nhím, rắn… đều ở trong tình trạng này. Vì nghe theo đồn thổi, nhiều người lầm tưởng chạy theo thị trường sản xuất thái quá không có cơ sở nào chắc chắn dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa. Cho đến nay chưa có phương án sản xuất, chăn nuôi cây, con nào mà người sản xuất có sự gắn kết với nhau rõ rệt hoặc gắn giữa sản xuất với thị trường. Với cách sản xuất không theo quy hoạch như một kiểu chạy theo phong trào, nên giá lên, xuống là điều khó tránh.

Đã đến lúc cần có quy hoạch, quản lý phát triển nuôi trồng cây, con đặc sản, dù quy hoạch sơ lược, ở cấp cơ sở. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Trạm trưởng trạm kiểm lâm huyện Lâm Thao cho biết: Lâu nay các hộ nuôi con đặc sản chủ yếu chạy theo phong trào, phát triển theo dư luận đồn thổi, mà thiếu hẳn một bài bản quy hoạch giá sản xuất với tiêu thụ. Cách sản xuất này vừa khó quản lý, vừa khó định hướng nên tình trạng may thì gặp, còn không may thì thất bát. Trong kế hoạch phát triển kinh tế cận đô thị, vừa qua tỉnh đã khuyến khích các địa phương chọn lựa; phát triển các cây, con đặc sản phục vụ thị trường cao cấp song để trở thành hàng hóa quy mô, hiệu quả các địa phương cần xem xét, có định hướng hạn chế kiểu tự phát, trong đó cố gắng gắn kết chăn nuôi với thị trường, lập hiệp hội để cùng sản xuất, cùng tiêu thụ và quản lý, hạn chế rủi ro như thời gian qua.


Có thể bạn quan tâm

Chọn Hướng Chăn Nuôi Phù Hợp Chọn Hướng Chăn Nuôi Phù Hợp

Trong khi nhiều hộ thua lỗ vì nuôi con đặc sản thì gia đình anh Bùi Văn Chuyền, thôn Trung, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) vẫn thu lợi nhuận khá từ nuôi lợn rừng và rắn hổ phì.

15/07/2013
Tạo Mới Nguồn Rau Sạch Tạo Mới Nguồn Rau Sạch

Mô hình trồng rau bằng phương pháp thủy canh vừa được nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Đà Nẵng triển khai tại Cù Lao Chàm (TP.Hội An) đã mở ra hướng, tạo sản phẩm rau sạch cho người tiêu dùng tại đây mà không phải cần đất sản xuất.

15/07/2013
Nano Bạc - Độc Tố Đối Với Người Và Môi Trường Nano Bạc - Độc Tố Đối Với Người Và Môi Trường

Các thử nghiệm được thực hiện bởi Viện Pasture và Trung Tâm Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Nam Bộ của Viện Nghiện Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II cho thấy Nano bạc có khả năng diệt các loài vi khuẩn bao gồm Vibrio cholera, E. coli và Vibrio parahaemolyticus

23/06/2013
Trang Trại Nuôi Vịt Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học Trang Trại Nuôi Vịt Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học

Tích lũy kinh nghiệm bằng thâm niên nuôi vịt chạy đồng rồi sang nuôi vịt thịt, nuôi vịt sinh sản nhốt tại chỗ, ông Võ Văn Vân ở ấp Mỹ Tây, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã chuyển sang nuôi vịt giống theo hướng an toàn sinh học và mở thêm lò ấp trứng.

23/06/2013
Giải Bài Toán Khó Cho Nông Dân Giải Bài Toán Khó Cho Nông Dân

"Nhờ những trợ giúp tích cực của Hội ND, chúng tôi có thêm cơ hội làm ăn tốt hơn, hiểu biết cuộc sống hơn" - ông Lường Văn Hặc, bản Nà Ớt, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, Sơn La, tâm sự.

15/07/2013