Xuất Hiện Bệnh Khảm Trên Cà Chua Ở Vĩnh Phương (Nha Trang)

Người trồng cà chua tại thôn Đắc Lộc (xã Vĩnh Phương) đang lo lắng vì cà chua xuất hiện bệnh khảm, một bệnh ít gặp nhưng gây tổn thất lớn.
Ông Nguyễn Xuân Phú (Đắc Lộc 2) cho biết, cà chua trồng được 40 ngày, chuẩn bị ra hoa thì có biểu hiện ngọn không phát triển, thun lại, hóa sần, sau đó chuyển màu vàng, héo úa, chỉ có cách nhổ bỏ cây, tỉ lệ bệnh 30-40%, năng suất giảm 30%. Hiện nhiều diện tích trồng cà chua đang có biểu hiện bệnh nặng nhưng phun nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật cũng không có hiệu quả. Người trồng cà chua ở Vĩnh Phương lo lắng vì bệnh khảm.
Bà Hồ Thị Nguyệt - Chi cục Bảo vệ thực vật - cho biết, hiện Chi cục chưa có tin báo về vấn đề này, người dân cần đưa mẫu cây bệnh đến Chi cục để được xác định, hướng dẫn cách chữa trị, không nên phun thuốc lung tung gây tốn kém, càng làm bệnh lan rộng.
Được biết, cả hai giống cà chua 148, 323 (Công ty Trang Nông) đều nhiễm bệnh này. Diện tích cà chua tại Vĩnh Phương khoảng 4-5ha.
Có thể bạn quan tâm

Theo TS Trần Công Thăng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), đầu vụ cà phê 2014/2015, giá cà phê đang có diễn biến khác quy luật. Cụ thể, nếu như trước đây, khi vào vụ mới, giá cà phê thường giảm, thì ngược lại, giá cà phê trong nước và giá cà phê XK đều đang tăng.

TS Phạm Văn Tấn, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, cho biết như vậy vào hôm qua (17/7), trong buổi báo cáo chuyên đề về thực trạng và giải pháp sau thu hoạch, góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị lúa gạo ĐBSCL tại Techmart công nghệ sau thu hoạch 2014 ở Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM.

Nay đã có câu trả lời, niên vụ ép này Cty Đường Bình Định bắt đầu khởi động vào ngày 4/12/2014, giá thu mua cao, cam kết trả tiền sau 3 ngày. Vụ trồng mía 2014-2015, Cty vẫn tiếp tục có chính sách đầu tư cho cả 2 vùng nguyên liệu Bình Định và Đông Gia Lai.

Việc khai thác tối ưu, hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng cường được sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín, khả năng cạnh tranh trên thị trường, mà còn từng bước phát triển doanh thu, thị phần và lợi nhuận cho đơn vị. Vì thế, các cơ quan chức năng đã chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý, hiện cả DN lẫn nông dân đều lo lắng là dịch bệnh trên thủy sản (chủ yếu trên tôm nước lợ) như đốm trắng, gan thận… gây thiệt hại và ảnh hưởng tới mục tiêu XK. Do đó, việc Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh thủy sản đi vào hoạt động là một bước để hướng tới kiểm soát hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản an toàn, gia tăng giá trị XK.