Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bài Học Từ Công Tác Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm Đầu Năm 2014

Bài Học Từ Công Tác Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm Đầu Năm 2014
Publish date: Tuesday. July 15th, 2014

Hơn 3 năm qua, trên địa bàn tỉnh Bến Tre không xảy ra dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên đầu năm 2014, dịch bệnh xảy ra và bùng phát mạnh ở huyện Mỏ Cày Nam, đầu tiên là xã Cẩm Sơn sau đó là 3 xã An Thới, Định Thủy và An Định. Vì sao dịch bùng phát trở lại và ngành thú y đã làm gì để khống chế hiệu quả?

Lý giải vấn đề này, lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Tính từ khi xác định ổ dịch đến thời điểm kết thúc ổ dịch (14-4-2014), dịch bệnh đã phát sinh tại huyện Mỏ Cày Nam với 4 hộ, 4 ấp và 4 xã; tiêu hủy trên 2.500 con gia cầm, tổng trọng lượng trên 2,6 tấn.

Nguyên nhân xảy ra dịch bệnh là do người dân có tập quán chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, không an toàn, không áp dụng các biện pháp tiêm phòng nghiêm ngặt. Nhánh vi rút mới H5N1 clade lần đầu tiên xuất hiện tại Bến Tre. Các chợ gia cầm, các cơ sở chăn nuôi có tỷ lệ lưu hành vi rút H5N1 khá cao, là nguồn lây lan vi rút cúm thông qua các hoạt động mua bán gia cầm.

Địa bàn xuất hiện dịch ở huyện Mỏ Cày Nam nhưng các điểm dịch phân bố rải rác ở 4 xã khác nhau. Dịch xuất hiện trong thời gian ngắn (khoảng 15 ngày). Theo đánh giá của ngành thú y, ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện nhỏ lẻ, rải rác, được khống chế, xử lý ngay khi mới xuất hiện, không để lây lan ra diện rộng.

Tuy nhiên, các nhánh vi rút đã bắt đầu lưu hành trên địa bàn tỉnh nên công tác phòng chống dịch tại các huyện còn lại trong tỉnh sẽ khó khăn hơn do chưa có đánh giá chính xác về nhánh vi rút tại các huyện này và do có đàn thủy cầm lớn.

Dự báo trong thời gian tới, các ổ dịch sẽ có thể phát sinh rải rác tại một số địa bàn có nguy cơ cao, đặc biệt là khu vực có nhiều đàn thủy cầm (Ba Tri, Giồng Trôm), chợ buôn bán gia cầm sống, khu vực ổ dịch cũ.

Với tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, vi rút lưu hành rộng rãi trong đàn thủy cầm và chợ buôn bán gia cầm sống thì nguy cơ phát sinh ổ dịch cúm gia cầm vẫn tiếp tục xuất hiện. Nguy cơ dịch xảy ra có thể ở dạng điểm dịch (1 hoặc 2 hộ chăn nuôi có dịch) và nếu công tác phòng chống chủ động được thực hiện tốt ở tại các xã thì ít có khả năng lây lan thành các đợt dịch lớn.

Qua công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra như: việc khai báo bệnh, giám sát phát hiện bệnh, công tác tiêm phòng chưa đạt yêu cầu.

Đây là bài học để người chăn nuôi, chính quyền địa phương, các ngành chức năng quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh để ngăn chặn dịch cúm gia cầm tái phát trong thời gian tới. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho người dân hiểu về dịch bệnh để người dân không sợ dịch, không giấu dịch, phối hợp tốt với cơ quan thú y và chính quyền.

Phát hiện dịch sớm, nhanh chóng xử lý ngay đàn gia cầm có bệnh khi số lượng còn ít; việc xử lý nhanh gọn làm cho mầm bệnh không có điều kiện lây lan rộng. Thành công trong khoanh vùng, bao vây và dập dịch vừa qua đã khẳng định vai trò chủ động, tích cực của lực lượng thú y, lãnh đạo các địa phương. Ban chỉ đạo nơi nào tập trung chỉ đạo thì nơi đó nhanh chóng thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch.

Công tác thống kê, quản lý đàn gia cầm có vai trò quan trọng, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đánh giá kết quả thực hiện, nhất là trong tiêm phòng - một biện pháp phòng bệnh chủ yếu nhất hiện nay. Chăn nuôi tập trung qui mô bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường, áp dụng tốt các biện pháp phòng bệnh bắt buộc, dịch bệnh ít xảy ra.

Đặc biệt, để có thể hạn chế tối đa dịch bệnh cần phải có quy hoạch tổng thể cho ngành chăn nuôi. Trong đó quy hoạch chăn nuôi tập trung dưới hình thức trang trại được xem là một trong những giải pháp lâu dài và căn cơ cho phát triển chăn nuôi bền vững; cần có định hướng quản lý về điều kiện chăn nuôi an toàn, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới như qui định cụ thể các tiêu chuẩn, điều kiện cho chăn nuôi nhỏ lẻ.


Related news

Sở Công Thương An Giang Sơ Kết Chuỗi Liên Kết Dọc Cá Tra-Tafishco Sở Công Thương An Giang Sơ Kết Chuỗi Liên Kết Dọc Cá Tra-Tafishco

Chuỗi liên kết dọc cá tra-Tafishco chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2014, đến nay đã có 5/8 hộ liên kết và vùng nuôi Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn An Giang, với tổng số tiền giải ngân là 138 tỷ 300 triệu đồng, đạt 58,92% tổng hạn mức được duyệt. Trong đó, diện tích thả nuôi là 30ha, và đã thu hoạch được 3.185ha, đạt 33,17% so với kế hoạch.

Monday. December 29th, 2014
Đồng Tháp Phát Triển Cá Tra Theo Hướng Bền Vững Đồng Tháp Phát Triển Cá Tra Theo Hướng Bền Vững

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị định số 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành hàng cá tra. Qua đó, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Monday. December 29th, 2014
Dịch Bệnh Tôm Nguyên Nhân Cũ, Vấn Đề Mới Dịch Bệnh Tôm Nguyên Nhân Cũ, Vấn Đề Mới

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm nước lợ, đặc biệt bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy đang có xu hướng phức tạp trong năm 2014, hôm qua (10/12), Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội thảo cùng các nhà quản lí, nhà khoa học tìm nguyên nhân và giải pháp kiểm soát.

Monday. December 29th, 2014
Nuôi Tôm Càng Xanh Toàn Đực Kết Hợp Trồng Lúa Lãi Hơn 40 Triệu Đồng/ha Nuôi Tôm Càng Xanh Toàn Đực Kết Hợp Trồng Lúa Lãi Hơn 40 Triệu Đồng/ha

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Bạc Liêu kết hợp với Trạm KN-KN huyện Giá Rai và xã Phong Tân vừa tổ chức tổng kết mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh toàn đực kết hợp với trồng lúa tại ấp 17 (xã Phong Tân, huyện Giá Rai).

Monday. December 29th, 2014
Hoài Nhơn (Bình Định) Đã Thành Lập 228 Tổ Đội Đoàn Kết Khai Thác Thủy Sản Hoài Nhơn (Bình Định) Đã Thành Lập 228 Tổ Đội Đoàn Kết Khai Thác Thủy Sản

Trong năm 2014, nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn của cá nhân, ngư dân ở các xã vùng ven biển ở huyện Hoài Nhơn đã đầu tư đóng mới 140 tàu cá có công suất lớn; nâng tổng số tàu cá toàn huyện có đến nay 2.367 chiếc, với tổng công suất trên 653.200 CV; trong đó, tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên, đủ điều kiện vươn khơi đánh bắt xa bờ chiếm trên 72% trong tổng số tàu cá hiện có.

Monday. December 29th, 2014