Họp 4 Bên Về Vấn Đề Cá Tra Tại Thụy Sĩ
Cuộc họp 4 bên giữa WWF quốc tế, WWF Việt Nam, VASEP và Vinafish sẽ diễn ra tại Thụy Sĩ từ ngày 12 - 14/4/2011.
Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Vasep, ngày 23/3/2011, ông Mark Powell đã đồng ý với đề nghị của VASEP tổ chức một cuộc họp 4 bên (WWF quốc tế, WWF Việt Nam, VASEP và Vinafish).
Cuộc họp có sự tham dự của Tổng cục Thủy sản, một số Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Châu Âu và WWF thành viên ở các nước Châu Âu, đặc biệt là 9 quốc gia đã đưa cá tra vào danh mục đỏ trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng.
Cuộc họp sẽ tập trung vào 4 nội dung chính gồm: Đánh giá những hoạt động và kết quả đạt được sau 3 tháng ký kết Biên bản thỏa thuận Hợp tác nâng cao trách nhiệm môi trường và xã hội; xây dựng Dự án Chương trình Cải thiện nuôi trồng thủy sản (AIP) cho ngành cá tra Việt Nam trong giai đoạn 5 năm (2011-2015); thảo luận và thông qua kế hoạch và nội dung thực hiện trong năm 2011, chủ yếu là chương trình AIP; thảo luận các vấn đề hợp tác với các bên liên quan khác như ASC, GlobalG.A.P....
Trong thời gian làm việc tại Thụy Sĩ, phái đoàn Việt Nam dự kiến sẽ đến thăm các tổ chức ASC và GlobalG.A.P tại Hà Lan để trao đổi chi tiết hơn về mối quan hệ hợp tác cùng phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam nói chung và ngành cá tra nói riêng.
Có thể bạn quan tâm
Nhân rộng các biện pháp thâm canh cân đối lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới phun sương… theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nhiều vùng chè Ô long trong tỉnh đã giảm đáng kể nguồn vốn đầu tư và tăng rõ rệt nguồn lợi nhuận.
Đến nay, nông dân đã thu hoạch xong vụ Đông xuân 2013-2014 và vụ Hè thu 2014, với diện tích 1.427,7 ha. Trong vụ Đông xuân, nông dân tham gia mô hình có lời cao hơn ngoài mô hình gần 3,2 triệu đồng/ha. Còn vụ Hè thu, mức lời cao hơn ngoài mô hình từ 4,5 triệu đến 5,5 triệu đồng/ha.
18 hộ nông dân tham gia được Cty CP Chứng nhận GLOBALCERT trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật theo quy trình VietGAP. Từ mô hình, đã cho ra sản phẩm xoài an toàn đầu tiên của TP Quy Nhơn dựa trên 4 tiêu chí: Chuẩn về kỹ thuật SX; an toàn thực phẩm; môi trường làm việc; truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Thời gian gần đây, nông dân trồng chuối già và chuối cau tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL rất thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm do có nhiều thương lái tìm mua các loại chuối già và chuối cau đã tới lứa với giá khá cao.
Ngày 13-9, nông dân bán khóm cho thương lái với giá 7.200 đồng/trái (khóm nặng từ 1 kg trở lên). “Khoảng hơn một tháng nay, giá khóm từ chỗ 2.000 đồng/trái đã nhảy lên mức 7.000 – 8.000 đồng/trái. Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay”, lão nông Sáu Bảnh ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh cho biết (ảnh). Hiện tỉnh Hậu Giang có khoảng 1.600ha khóm, tập trung ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Nông dân trồng khóm vụ nghịch tập trung chủ yếu ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Hỏa Tiến có hơn 1.000 hộ thì có đến 50% hộ canh tác cây khóm với diện tích gần 950ha. Năng suất khóm bình quân 8.000 trái/ha, với mức giá hiện nay nông dân trồng khóm vụ nghịch đạt mức lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/ha. Đa số người dân ở đây trồng giống khóm Queen, gắn với đặc thù thổ nhưỡng đất nhiễm phèn mặn nên khóm cho vị ngọt và thơm rất đậm đà. Đây cũng là điều đặc biệt tạo nên thương hiệu khóm Cầu Đúc. Trong đó, nhiều người dân đã lập trang trại trồng khóm đến 100ha để cung ứng cho các nhà máy chế biến ở Tiền Giang và TPHCM