Đồng Bằng Sông Cửu Long Sẽ Là Vùng Nông Sản Lớn Toàn Cầu

Chiều 14/3, tại TP.Cần Thơ, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP.Cần Thơ công bố quyết định số 1581/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi quy hoạch vùng ĐBSCL gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP.Cần Thơ và 12 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau.
Mục tiêu Quy hoạch xây dựng, phát triển vùng ĐBSCL nhằm phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của cả vùng theo mô hình đa cực, tập trung kết hợp các hành lang kinh tế đô thị, với TP.Cần Thơ là đô thị hạt nhân trung tâm của vùng; đồng thời phát triển các đô thị mới có tính chất, chức năng dịch vụ phát triển công nghiệp, du lịch, thương mại gắn với đặc thù toàn vùng; xây dựng hệ thống đô thị trên toàn vùng, liên kết, hỗ trợ giữa các vùng đô thị trung tâm và các trục hành lang kinh tế, đô thị; phát triển cân bằng, hài hòa giữa đô thị và nông thôn.
Quy hoạch nêu rõ định hướng phát triển giao thông hàng không của vùng đến năm 2020, sẽ nâng cấp Cảng hàng không Cần Thơ thành sân bay quốc tế, xây dựng Cảng hàng không Phú Quốc (Kiên Giang) tại Dương Tơ thành sân bay quốc tế và xây dựng cảng hàng không Cà Mau, Rạch Giá là sân bay nội địa... Danh mục các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư cho vùng ĐBSCL gồm: các chương trình kết cấu hạ tầng tạo điều kiện phát triển toàn vùng (như: phát triển các tuyến giao thông quốc gia trục dọc đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau, nâng cấp hệ thống giao thông thủy nội vùng, liên vùng, các tuyến ven biển... ) và các chương trình nâng cao chất lượng sống của cộng đồng dân cư và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.
Dự kiến đến năm 2020, dân số trong vùng ĐBSCL là khoảng 20 - 21 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 7 - 7,5 triệu người, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 33% - 35%. Đến năm 2050, dân số của vùng vào khoảng 30 - 32 triệu người, trong đó dân số đô thị vào khoảng 25% – 27%, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40% - 50%. Về phân bố mạng lưới đô thị vùng ĐBSCL, dự kiến đến năm 2020 toàn vùng sẽ có 250 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại 1, 6 đô thị loại 2, 11 đô thị loại 3, 34 đô thị loại 4 và 198 đô thị loại 5 và chưa xếp loại.
Trong tầm nhìn đến năm 2050, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ là vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu; là vùng kinh tế phát triển năng động, bền vững, có môi trường đầu tư thuận lợi; có điều kiện và chất lượng sống cao và là trung tâm văn hóa, lịch sử, du lịch lớn gồm các vùng nông lâm – sinh thái đặc thù.
Có thể bạn quan tâm

“Sau khi thu hoạch xong vụ hè thu, điên điển ươm của tôi đã cao gần gang tay. Thế là cứ 2m, tôi trồng xuống 1 - 2 cây, sau đó xả nước vào xăm xắp, rải chút ít phân để kích thích phát triển, qua 4 tháng, khi nước tràn đồng thì điên điển vàng rực cánh đồng.

Thương lái Từ Văn Tư (Tân Quới - Bình Tân) mua khoai lang xuất khẩu ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cho biết: Khoảng 2 tháng nay, có thời điểm giá khoai tím Nhật ở mức 300.000 đ/tạ nhưng hiện chỉ còn 260.000 - 270.000 đ/tạ, giảm so cùng kỳ năm rồi khoảng 400.000 đ/tạ.

Hiện nay, việc dùng các loại cây sống như điều, mủ trôm, mức… làm trụ tiêu đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, tiêu là cây trồng rất khó tính, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và khẳng định hiệu quả kinh tế khi sử dụng cây sống làm trụ cho cây tiêu.

Cây hồ tiêu đã có mặt ở xã Tân Hội, Đức Trọng (Lâm Đồng) hơn 20 năm nay nhưng do giá cả bấp bênh, năng suất, hiệu quả thấp nên cây tiêu ở đây không phát triển được. Đã có lúc người dân phá bỏ cây tiêu để chuyển sang các loại cây trồng khác. Hiện nay, tiêu được giá, cho thu nhập cao nên nhiều hộ dân Tân Hội quay lại đầu tư phát triển vườn tiêu. Những vườn tiêu đang xanh lại trên đất Tân Hội và mở ra triển vọng mới cho người nông dân nơi đây.

Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.