Giá Trị Sản Xuất Ngành Thủy Sản Tăng Bình Quân Hơn 4%/năm
Sáng nay 30-3, Tổng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển Thủy sản Việt Nam và triển khai đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản”.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Việt Nam cho biết: Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn về thị trường, vốn, các năm từ 2010 đến 2013 ngành Thủy sản tiếp tục duy trì tăng trưởng hàng năm, tốc độ bình quân khá cao, thể hiện sự phát triển bền vững của ngành trong 3 năm qua: giá trị sản xuất có tốc độ tăng bình quân hơn 4%/năm, GDP 3,3% và tổng sản lượng 4,3%.
Năm 2013, tổng sản lượng thủy sản toàn quốc đạt gần 6 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 2,7 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng hơn 3,2 triệu tấn, góp phần tạo nên tốc độ tăng tổng sản lượng bình quân đạt mức 4,8%/năm. Việt Nam cũng trở thành nước đứng đầu về sản lượng cá tra, đứng thứ 3 thế giới về sản lượng tôm (trong đó năm 2013 đứng đầu thế giới về sản xuất tôm sú), thuộc nhóm 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
Kim ngạch thủy sản xuất khẩu năm 2013 đạt 6,7 tỷ USD. Đến nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó tôm đã có mặt tại 92 thị trường, cá tra 142 thị trường, cá ngừ 90 thị trường), thị phần chính là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và mớitiềm năng là Trung Quốc.
Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Việt Nam, báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản.
Đến nay, cả nước đã có 3.122 tổ, đội sản xuất trên biển với khoảng 20.614 tàu cá/144.931 lao động đã được thành lập và cũng đã có khoảng 20 nghiệp đoàn đánh cá với quy mô lớn và được thành lập được tổ chức, điều hành bài bản. Với số lượng tàu cá tham gia hoạt động khai thác xa bờ chiếm khoảng 20,8% tổng số tàu cá, cơ cấu tàu thuyên được điều chỉnh theo hướng giảm áp lực khai thác ven bờ, tăng cường khai thác xa bờ kết hợp với bảo vệ quốc phòng an ninh biển đảo.
“Với vai trò là cơ quan thường trực, Tổng cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các địa phương tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực thủy sản (tháng 8/2012), đề xuất nội dung xây dựng 6 trung tâm nghề cá lớn (trong đó có 5 trung tâm gắn liền với ngư trường trọng điểm) đưa vào Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đã chủ động đề xuất và lồng ghép các nội dung của Chiến lược trong các kế hoạch hàng năm, kế hoạch trung hạn 2013-2015 và trong dự thảo Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy sản trình Bộ trưởng; đã tổng hợp các nhiệm vụ thực hiện Chiến lược trong báo cáo giao ban 6 tháng và tổng kết năm và tham mưu cho lãnh đạo Bộ chi đạo các đơn vị liên quan”, ông Điền nói.
Tại hội nghị, sau khi nghe đại diện Tổng Cục Thủy sản cũng công bố Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến 2020, tầm nhìn 2030; công bố Đề án tái cơ cấu ngành Thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Thủy sản.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám ghi nhận và biểu dương những ý kiến, kiến nghị của các đại biểu; đặc biệt là các ý kiến liên quan đến việc khôi phục và phát triển lĩnh vực đóng, sửa tàu, sản xuất ngư lưới cụ, máy móc thiết bị hiện đại, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần thủy sản đồng bồ, đầu tư xây dựng cảng cá, bến vá và khu neo đậu tránh bão cho tàu các theo hướng ưu tiên đầu tư…
Thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định, định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới là phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường và đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia; đa dạng hóa đối tượng nuôi và phương thức nuôi với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp với từng vùng kinh tế, phát huy lợi thế nuôi tôm sú tại các vùng sinh thái đặc trưng, gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng, đến 2020 tổng sản lượng nuôi trồng đạt 4,56 triệu tấn, trong đó tôm: 700.000 tấn; cá tra 1,8-2 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm
Sóc Trăng tự hào là vùng nuôi tôm công nghiệp đứng đầu cả nước, sản lượng tôm nuôi và chế biến xuất khẩu chiếm tương đương 20% giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã không ngừng đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình nuôi tiên tiến hơn, năng suất, chất lượng cao hơn.
Sau Tết Nguyên đán, người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội lại bắt tay vào mùa thu hoạch. Khác với sự rớt giá của các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, năm nay, người nuôi thủy sản có niềm vui riêng vì các loại sản phẩm đều được mùa, được giá.
Những ngày đầu tháng Giêng, đi dọc biển thuộc địa phận các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), chúng tôi được chứng kiến cảnh làng tôm giống vào mùa. Ống khói lò đun nước thi nhau nhả khói, Tiếng máy bơm, tiếng quạt thông gió… tạo nên một không khí khẩn trương của làng nghề trong những ngày đầu năm mới.
Bài toán cá tra không chỉ đơn giản là kiểm soát diện tích, sản lượng nuôi mà song song với đó là xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm phi lê cá tra xuất khẩu.
Đến nay, Bạc Liêu có hơn 1.300 phương tiện khai thác thủy sản, với tổng sản lượng khai thác gần 100.000 tấn/năm và giải quyết việc làm cho hơn 6.950 lao động.