Bạc Liêu Sẽ Tổ Chức 10 Đợt Lấy Nước Mặn Nuôi Thủy Sản Cho Vùng Sản Xuất Lúa Ổn Định

Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu cho biết, từ đầu năm đến nay đã có 4 đợt nước mặn xâm nhập lên huyện Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng). Nhưng nước mặn không vượt qua Ngã Năm, nhờ vậy, vùng sản xuất lúa ổn định của tỉnh Bạc Liêu không bị mặn xâm nhập.
Nhằm đảm bảo nguồn nước mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản, trước đó, Chi cục Thủy lợi đã có lịch thông báo thời gian cho nông dân biết 10 đợt lấy nước mặn. Mỗi đợt lấy nước kéo dài từ 4 - 5 ngày, không trùng với ngày triều cường biển Tây.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ, thành công trong xuất khẩu gạo của Ấn Độ dựa trên ba yếu tố. Đó là chất lượng gạo Basmati đứng hàng đầu, diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới (7 triệu ha) và gạo Non-basmati có giá cả cạnh tranh.

Trồng cây ớt là mô hình phát triển khoảng 2 năm nay. Toàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển đổi từ các loại cây trồng khác sang trồng ớt đến nay gần 300 ha. Giá ớt vào thời điểm được giá là 45.000-60.000 đồng/kg nay hạ xuống còn 2.500 – 5.000 đồng/kg và đang tiếp tục giảm. Chính vì vậy, dù ớt đã chín đỏ ngoài đồng nhưng người dân không thu hoạch. Hiện nhiều hộ đã phá bỏ chuyển sang trồng lúa.

Trong lĩnh vực thủy sản, ngành tôm thường mang lại lợi nhuận cao nhất cho người nuôi, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn cả. Do vậy, đầu tư vào ngành tôm dù hấp dẫn nhưng cũng đầy mạo hiểm.

Theo truyền thông địa phương, Chính quyền quân sự Thái Lan vừa hạ lệnh ngừng giao hàng để kiểm tra 1.800 kho gạo trong cả nước sau khi Bộ Tài chính báo cáo rằng hiện thiếu 2,9 triệu tấn gạo trong các kho.

Xác định xóa đói giảm nghèo là việc làm lâu dài và phải phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm qua, xã Mường Tùng, huyện Mường Chà đã chỉ đạo nông dân tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt chú trọng phát triển chăn nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 51,8%, giảm 5,2% so với năm 2012.