Hội thảo mô hình Nuôi tôm quảng canh cải tiến dưới tán rừng
Các đại biểu được nghe phát biểu tham luận của những hộ dân thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến bền vững dưới tán rừng đem lại thu nhập cao ở các xã Tân n, Viên An Đông.
Bình quân năng suất đạt từ 500 kg/ha, cá biệt có những hộ đạt 1 tấn/ha.
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến dưới tán rừng có sử dụng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường nước, con giống thả nuôi đều phải qua kiểm dịch để chọn được con giống tốt, sạch bệnh.
Mật độ thả giống từ 4 – 8 con/m2. Sau 4 tháng bắt đầu đặt lú thu hoạch tôm nuôi nhằm hạn chế bắt tôm nhỏ như cách bắt truyền thống.
Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh cũng đã hướng dẫn Nhân dân về những quy trình để thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến bền vững dưới tán rừng, góp phần giúp hộ nuôi tôm đạt kết quả.
Có thể bạn quan tâm
Đó là một trong những đánh giá của Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn - Ủy viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng CSXH Việt Nam trong buổi làm việc ngày 10.11 với Ban đại diện HĐQT chi nhánh ngân hàng này tại tỉnh Bình Thuận.
Với tiềm năng, lợi thế hồ chứa, những năm qua, Trung tâm Khuyên nông - Khuyến ngư Hòa Bình đã triển khai nhiều mô hình: Nuôi cá lồng hồ chứa tại hồ Hòa Bình, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nuôi thủy sản theo hướng công nghệ cao, tăng thêm thu nhập.
Nhiều hộ dân nhận khoán đất rừng ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau phải đóng cho xã gần 2 triệu đồng/ha để mua giống tràm trồng lại sau khi khai thác. Thế nhưng, cây tràm giống mà xã cung cấp vừa mới trồng đã chết sạch.
“Nông nghiệp nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, đáp ứng yêu cầu trong nước, xuất khẩu với số lượng lớn...”.
Hiện nay, các loại vú sữa tím có trên thị trường thường chỉ có màu tím nhạt, vị ngọt thơm, ít hạt. Thế nhưng, một nông dân ở khu vực Bình Thường B (phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ) trồng được một loại vú sữa tím than có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.