Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển cần tạo điều kiện cho các tổ tự quản hoạt động
Khi những rạn san hô, rong mơ mất đi, đồng nghĩa với “ngôi nhà” là nơi sinh sản, trú ngụ của các loại cá, mực, ốc con gần bờ bị phá hủy.
Trước thực trạng trên, các tổ tự quản bảo vệ tài nguyên, môi trường biển tại xã ven biển Bình Châu (Bình Sơn) được thành lập.
Nhưng sau 2 năm hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường biển, các tổ tự quản này lại đối mặt với nhiều khó khăn, khiến thành viên trong tổ ngày càng vơi dần...
Hoạt động hiệu quả...
Theo chu kỳ sinh trưởng, dịp đầu năm là rong mơ mọc trên các rạn san hô.
Sau 6 tháng rong mơ già đi.
Trong thời gian rong mơ phát triển là lúc các loại hải sản ven bờ vào trú ngụ, đẻ trứng, nuôi con non.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận trước mắt, nhiều người đã khai thác rong mơ chưa đủ tuổi, bán với giá 5.000 - 6.000 đồng/kg rong mơ khô.
Cùng với đó, việc khai thác các rạn san hô làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái ven bờ và nguồn tài nguyên biển.
Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển giúp nguồn lợi hải sản ven bờ tăng lên, ngư dân tăng sản lượng và thời gian đánh bắt.
Trăn trở trước thực trạng nguồn tài nguyên ven bờ bị cạn kiệt, năm 2013, tổ tự quản thôn Châu Thuận Biển, thôn Phú Quý và An Hải, xã Bình Châu ra đời.
Để bảo vệ môi trường biển, các tổ tự quản thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con nâng cao nhận thức về nguồn lợi rong mơ và san hô.
Không kể ngày đêm, các tổ tự quản tham gia tuần tra, canh giữ bờ biển để bảo vệ rong mơ phát triển đúng chu kỳ.
Khi phát hiện có người lén lút khai thác rong mơ chưa đủ tuổi, tổ tự quản đến nhắc nhở, kịp thời phối hợp với cơ quan chức năng xử lý những trường hợp vi phạm...
Đây cũng là các tổ tự quản đầu tiên trên cả nước.
Sau hai năm hoạt động, các tổ tự quản không chỉ góp phần bảo vệ môi trường biển, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập của người dân địa phương đáng kể.
Như trước khi tổ tự quản ra đời, rong mơ dài khoảng 1m, chưa đủ tuổi đã bị khai thác.
Trong khi rong mơ phát triển đủ chu kỳ, đạt chiều dài đến 6 - 7m.
Nguồn hải sản gần bờ được tái tạo.
Ngư dân tăng thời gian đánh bắt và tăng sản lượng thu hoạch.
Tính trung bình số tiền thu nhập từ nguồn lợi hải sản này tăng lên gấp 10 lần so với khi chưa có tổ tự quản.
... nhưng đối mặt với khó khăn
“Chúng tôi hoạt động chủ yếu theo tinh thần tự nguyện và tấm lòng tâm huyết vì môi trường và đời sống của người dân”, ông Võ Tấn Miên, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ tự quản thôn Châu Thuận Biển chia sẻ.
Nhiều thành viên trong các tổ tự quản gác việc nhà, để đóng góp vì việc chung.
Thế nhưng, trong quá trình hoạt động, nhiều thành viên trong tổ gặp phải sự cản trở, phản đối, thậm chí có những lời lẽ không hay của một số người dân lén lút khai thác rong mơ bị phát hiện, làm ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm, ông Nguyễn Văn Phức, thôn Phú Quý cho hay.
Sau hai năm hoạt động hiệu quả, nhưng các tổ tự quản chỉ hoạt động theo tinh thần “vác tù và hàng tổng”, không có bất cứ nguồn kinh phí hỗ trợ nào cho các thành viên.
Vì khó khăn này nên thành viên các tổ tự quản dần vơi đi.
Từ 14 thành viên ban đầu của Tổ tự quản thôn Châu Thuận Biển đến nay chỉ còn 4 thành viên.
Tổ tự quản thôn Phú Quý từ 19 thành viên hiện còn 7 người tham gia.
Thôn An Hải từ 13 thành viên nay chỉ còn 4 người trong tổ.
Nói về điều này, ông Nguyễn Quốc Vương - Chủ tịch UBND xã Bình Châu đánh giá cao tinh thần tự nguyện và hiệu quả do các tổ tự quản mang lại.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các tổ tự quản gặp nhiều khó khăn như không có nguồn kinh phí, sự bất hợp tác của một số người dân; trong khi đó, nguồn kinh phí của xã còn eo hẹp...
Thời gian sắp đến, địa phương đề xuất trích một phần kinh phí và đề nghị cấp trên kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ các tổ tự quản hoạt động bền vững.
Lợi nhuận tăng lên hàng tỷ đồng
Ông Võ Tấn Miên - Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ tự quản thôn Châu Thuận Biển cho biết, chỉ tính riêng nguồn lợi rong mơ tại thôn Châu Thuận Biển thì, trước khi Tổ tự quản ra đời, sản lượng rong mơ khai thác chưa đủ tuổi chỉ đạt 40kg rong mơ khô/ngày, thời gian thu hoạch một vụ chỉ kéo dài 9 ngày.
Sau khi Tổ tự quản thành lập, năng suất rong mơ thu hoạch đúng mùa vụ lên đến 85kg/ngày, thời gian thu hoạch kéo dài lên 20 ngày/vụ.
Còn về hải sản gần bờ như cá kình (hạt dưa) thì nhờ đảm bảo môi trường sinh sống giúp ngư dân tăng sản lượng thu hoạch lên gấp đôi, thời gian đánh bắt tăng lên 30 ngày, so với khi chưa có Tổ tự quản thì ngư dân chỉ đánh bắt 5 ngày là hết cá kình trong mùa vụ.
Tính ra lợi nhuận tăng lên hàng tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Về thị trường tiêu thụ, Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là các quốc gia nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,6% và 9,8%. Trong đó, thị trường Bỉ có tốc độ tăng mạnh nhất gấp 2,6 về khối lượng so với cùng kỳ 2013.
Từ đầu tháng 10, trung bình mỗi ngày cửa hàng chị Nguyễn Hương Giang (Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk) chuyển 70 - 100kg bơ ra thị trường Hà Nội tiêu thụ, với giá bán gần nhất là 105.000 đồng/kg. "Trước khách mua bao nhiêu có bấy nhiêu, nhưng giờ nguồn hàng ngày càng khan hiếm. Mấy hôm nay khách đặt rất đông nhưng shop chỉ có khoảng 40 - 50kg trái bán ra", chị Giang chia sẻ.
Theo các chủ trang trại chăn nuôi, giá heo hơi ngày 26-10 dao động 49.000-52.000 đồng/kg, giảm 3.000-5.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng. Giá heo giảm do nguồn cung ra thị trường tăng lên nhanh sau khi người chăn nuôi mở rộng quy mô chuồng trại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố kết quả thực hiện kế hoạch 10 tháng năm 2014 của ngành. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10/2014 ước đạt 2,28 tỉ USD. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước đạt 25,39 tỉ USD; tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Tính đến hết tháng Tám, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu đặt hàng tôm tăng tại thị trường Mỹ đã đẩy giá tôm tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam tăng lên trong nhiều tháng qua.