Vụ tôm nước lợ năm 2015 gặp nhiều khó khăn

Ước đến cuối năm 2015, diện tích thả nuôi tôm của tỉnh hơn 4.904 ha (giảm 9,3% so với năm 2014), sản lượng tôm thu hoạch ước đạt 18.332 tấn (giảm 10,7% so với năm 2014).
Trong tổng diện tích tôm thả nuôi, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại đến thời điểm này hơn 560 ha, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Năm 2015, diện tích và sản lượng tôm nuôi nước lợ của tỉnh đều giảm, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại vẫn ở mức cao (Ảnh chụp ở xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông)
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do những tháng đầu năm 2015 thời tiết tương đối không thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, nắng quá nóng kéo dài, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn… gây khó khăn cho người nuôi.
Giá tôm thương phẩm trong năm giảm thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số vùng nuôi chưa quy hoạch hệ thống cấp, xả nước riêng biệt và một số kinh cấp thoát nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản không được nạo vét thường xuyên gây bồi lắng, làm lây lan mầm bệnh trong môi trường tự nhiên.
Về sản xuất giống, trong năm 2015, toàn tỉnh có 2 cơ sở sản xuất giống tôm sú, đến nay sản xuất được khoảng 25 triệu con giống, tăng vọt so với 2,6 triệu con giống của cùng kỳ năm ngoái.
Các cơ sở thuần dưỡng và kinh doanh tôm giống cung cấp cho thị trường 253 triệu con tôm sú (TS) và tôm thẻ chân trắng (TTCT).
Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất và thuần dưỡng trong tỉnh chỉ cung cấp được khoảng 15 - 20% nhu cầu giống của địa phương, còn lại nhập từ các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bình Thuận...
Trong năm 2016, tỉnh có kế hoạch sản xuất khoảng 30 triệu con TS giống; thả nuôi 700 ha TS thâm canh và bán thâm canh với sản lượng thu hoạch 3.500 tấn; thả nuôi 2.500 ha TTCT thâm canh với sản lượng thu hoạch 18.750 tấn; thả nuôi 2.046 ha TS nuôi quảng canh cải tiến với sản lượng tôm thu hoạch 1.675 tấn.
Để đạt được kết quả này, theo Sở NN& PTNT, tỉnh sẽ tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực như TS, TTCT theo hướng ổn định diện tích sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đẩy mạnh công tác quản lý nuôi trồng thông qua việc quản lý chất lượng con giống, quản lý môi trường vùng nuôi, xây dựng và dần hoàn thiện hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Cái Bè nằm ở phía đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) có diện tích lớn nhất trồng xoài lớn nhất với trên 3.300ha. Đây cũng là quê hương của giống xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng cả nước với chất lượng vượt trội, được ưa chuộng ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Đáng chú ý hơn, Trung Quốc - thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, sẽ kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu theo hình thức qua biên giới và tăng cường nhập khẩu gạo theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung giá thấp nên xuất khẩu gạo 2015 sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Còn trấu có thể được ép thành viên, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... để làm chất đốt cho các lò sấy, lò hơi, hay chất độn chuồng trong chăn nuôi, với giá bán khoảng 500 đồng/kg. Sản phẩm cám gạo cũng được tận dụng để sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng, hoặc chế biến thành thức ăn chăn nuôi.

Nhiều thương lái và doanh nghiệp cho biết không đủ lực để mua trực tiếp lúa của nông dân, nhất là trong bối cảnh diện tích lúa manh mún với nhiều giống lúa khác nhau, nên phải thông qua “cò” lúa để nắm bắt thông tin chính xác, giảm chi phí.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, huyện có hơn 72 vựa chuyên thu mua cam, bưởi. Sức tiêu thụ của các vựa này có thể đạt 100 tấn/ngày. Cái khó lớn nhất của các vựa hiện nay là tuyến đường giao thông không thuận tiện. Tại tuyến đường nối trung tâm huyện Châu Thành về xã Đông Phước có không dưới 20 vựa trái cây.