Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bạc Liêu phát triển mô hình nuôi tôm thâm canh bán thâm canh

Bạc Liêu phát triển mô hình nuôi tôm thâm canh bán thâm canh
Ngày đăng: 11/08/2015

Thời gian qua, người nuôi tôm sú thâm canh - bán thâm canh đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh bùng phát, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu... Song, vẫn có không ít nông dân nuôi tôm thành công. Điển hình là ông Trần Văn Tỷ (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải).

Từ khi Nhà nước có chủ trương chuyển đổi sản xuất từ canh tác nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, ông Tỷ đã cải tạo 1ha nuôi tôm quảng canh sang nuôi tôm sú bán thâm canh. Năm đầu tiên, ông lãi gần 100 triệu đồng. Phấn khởi trước kết quả đạt được, ông Tỷ tiếp tục cải tạo 1,5ha còn lại sang nuôi tôm sú thâm canh - bán thâm canh.

Trong quá trình nuôi tôm sú, ông Tỷ học hỏi kỹ thuật nuôi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, dự các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm (do ngành Nông nghiệp tổ chức), học tập kinh nghiệm nhiều nơi... Gần đây, ông Tỷ đã quyết định chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trên toàn bộ diện tích 2,5ha đất của mình.

Ông Tỷ cho biết: “Ưu điểm của nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh là thời gian nuôi ngắn (2,5 - 3 tháng), có thể nuôi với mật độ cao (80 - 100 con/m2), thu hoạch sản lượng lớn. Tuy nhiên, nuôi loại tôm này đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với tôm sú, nhất là đảm bảo nhu cầu ôxy hòa tan trong suốt quá trình nuôi”. Với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, ông Tỷ thu hoạch 25 tấn tôm, lãi gần 1,5 tỷ đồng/vụ nuôi.

Có thể thấy, từ thành công trong nuôi tôm của ông Trần Văn Tỷ, nếu áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật, người nuôi tôm có thể đạt lợi nhuận cao, ít rủi ro. Và cũng từ đó, ngành chức năng đề ra một số giải pháp để mô hình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh phát triển bền vững.

Về giải pháp kỹ thuật, ngành chức năng khuyến khích nông dân nuôi tôm mật độ thưa. Mỗi năm thả nuôi 1 vụ đối với tôm sú và 2 vụ đối với tôm thẻ. Khi nuôi phải có ao ương, ao lắng, đặc biệt là ao lắng sinh thái. Người nuôi tôm phải có trách nhiệm với cộng đồng, không bơm nước xả thải ao tôm ra ngoài kênh. Tăng cường sử dụng vi sinh, nuôi tôm thân thiện với môi trường.

Về giải pháp đầu tư, cần nạo vét hoàn chỉnh hệ thống kênh mương định kỳ, đầu tư hệ thống lưới điện, các trạm bơm, mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh. Đặc biệt là đẩy mạnh kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư ở lĩnh vực sản xuất tôm giống, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi.

Về giải pháp quy hoạch, tái cơ cấu, cần rà soát và điều chỉnh bổ sung việc tái cơ cấu nuôi trồng thủy sản phù hợp. Tránh tình trạng nuôi tôm tự phát, không theo quy hoạch dẫn đến rủi ro và thiệt hại.

Đối với nhóm giải pháp về quản lý và nguồn nhân lực, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các loại vật tư nông nghiệp đầu vào; tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng về quản lý môi trường; xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định Luật Bảo vệ môi trường; tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho những cán bộ có tâm huyết và năng lực. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; cập nhật các công nghệ nuôi tiên tiến, hiện đại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường nghiên cứu nuôi các loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao….


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím Trái Vụ Ở Võ Cường (Bắc Ninh) Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím Trái Vụ Ở Võ Cường (Bắc Ninh)

Mô hình trồng cà chua ghép trên thân cây cà tím trái vụ được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh triển khai trình diễn ở phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) từ vụ đông xuân năm 2010 đã cho thu nhập với năng suất cao gấp 2 đến 3 lần so với cây chính vụ, mở ra một hướng đi mới cho nông dân địa phương cũng như nông dân trên địa bàn toàn thành phố.

13/12/2012
Khi Nghề Chăn Nuôi Dê, Cừu Được Rót Vốn Ở Ninh Thuận Khi Nghề Chăn Nuôi Dê, Cừu Được Rót Vốn Ở Ninh Thuận

Vùng đất Ninh Thuận quanh năm khô hạn thường xuyên, tưởng khó có thể làm giàu từ canh tác, chăn nuôi. Nhưng bằng cơ cấu vật nuôi hợp lý, nhờ được hỗ trợ nguồn vốn kịp thời, Ninh Thuận đã thành một địa phương có nghề chăn nuôi dê, cừu phát triển nhất cả nước.

19/03/2013
Trồng Chuối Thu Tiền Tỉ Mỗi Năm Từ Đồng Vốn Nhỏ Trồng Chuối Thu Tiền Tỉ Mỗi Năm Từ Đồng Vốn Nhỏ

Khởi nghiệp chỉ với 10 triệu đồng, sau vài năm trồng chuối và thêm cả buôn chuối, Phạm Năng Thành (xã Đại Tập, H.Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đã thu được trên 1 tỉ đồng mỗi năm.

14/12/2012
Nông Dân Nuôi Cá Tra Giỏi Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Năm 2013 Nông Dân Nuôi Cá Tra Giỏi Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Năm 2013

Ngày 02/8/2013, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thi "Nông dân nuôi cá tra giỏi vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013".

09/08/2013
'Vua' Rắn Mối Miền Tây 'Vua' Rắn Mối Miền Tây

Là thạc sĩ thể dục thể thao nhưng Thuyết lại có đam mê trái ngành. Không chỉ làm giàu từ rắn mối, anh còn nuôi thêm lươn, dế, bồ câu, nhím, heo rừng và cả sâu bọ.

26/06/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.