Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hung thần trên vùng biển Tây Nam

Hung thần trên vùng biển Tây Nam
Ngày đăng: 06/05/2015

Khai thác… kiểu “tận diệt”

Bờ biển Tây Nam có chiều dài gần 350km bắt đầu từ Mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đến Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) với ngư trường đánh bắt rộng lớn. Dọc bờ biển Tây Nam có rất nhiều cửa sông, cửa biển lớn nhỏ ăn thông ra biển, nên ghe tàu dễ dàng đánh bắt. Trên vùng biển này, ngày đêm có hàng ngàn ghe tàu bủa lưới đánh bắt cá, tôm…

Chiều xuống tại cửa biển Hương Mai (xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) cũng giống như nhiều cửa biển khác ở vùng biển Tây Nam, các ghe đánh bắt có công suất dưới 20CV của ngư dân tiến hành xuất quân. Xen lẫn với những ghe đánh bắt ấy, còn có những ghe lưới ba màng thi nhau ra biển.

Những chiếc ghe hành nghề lưới ba màng chỉ đánh bắt gần bờ, phạm vi khoảng 3 hải lý trở vào. Ngư dân Phan Lâm Mỹ (xã Khánh Tiến) cho biết: “Thời gian gần đây cá, tôm ven bờ cạn kiệt nên thả lưới có kích thước nhỏ mới có ăn, còn kích thước lớn thì “húp cháo” cũng chẳng có…”.

Khi chúng tôi hỏi đánh bắt như vậy thì cá, tôm ngày càng cạn kiệt, rồi sẽ ra sao? Ông Mỹ không trả lời thẳng mà chỉ nói: “Tới đâu hay tới đó!”. Ngoài nghề lưới ba màng, gần đây các ngư dân Cà Mau và Kiên Giang cũng đẩy mạnh đánh bắt bằng lú bát quái (hay còn gọi là lờ dây). Lú bát quái có kích thước mắt lưới nhỏ, vùng hoạt động chủ yếu là vùng biển cạn do vậy đây là một trong những cách đánh bắt có ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Tuy nhiên, theo các ngư dân, nguy hiểm nhất trên vùng biển Tây Nam là các ghe cào và te sử dụng điện để đánh bắt (dùng bình ắc-quy 12V loại lớn, lắp đặt bộ kích điện lên 220V, dây điện được luồn quanh miệng lưới hoặc miệng te).

Các “hung thần” đánh bắt thủy sản bằng bộ xung kích điện rất nguy hiểm vì khi miệng lưới, miệng te đi đến đâu thì tất cả các loại thủy sản lớn bé như tôm, cá, mực… đều bị bắt hết. Theo lực lượng kiểm ngư, các ghe, tàu đánh bắt bằng hình thức kích điện rất khó bị “bắt tận tay” vì khi phát hiện có cơ quan chức năng thì các chủ ghe nhanh chóng tẩu tán dụng cụ kích điện xuống biển.

Ngư dân Lê Thanh Thuận (thị trấn Ba Hòn, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), cho biết: Khi ghe cào đi qua, phía dưới lớp bùn bị miệng cào cày xới tung lên, bị khuấy động làm các loài thủy sản không còn chỗ dựa, mất nơi sinh sản...

Cạn kiệt thủy sản

Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, hiện trên địa bàn có hơn 10.880 chiếc ghe, tàu, trong đó tàu khai thác ven bờ dưới 20 CV là 3.725 chiếc (chiếm khoảng 34% số tàu toàn tỉnh). Hiện nguồn lợi thủy sản ven bờ trên địa bàn vẫn ở trong xu thế suy thoái và cạn kiệt. Nguyên nhân do tình trạng khai thác quá mức, sử dụng các hình thức khai thác thiếu chọn lọc, có tính hủy duyệt như cào bờ, xiệp mé, xung điện...

Còn tại Cà Mau hiện có trên 4.600 phương tiện đánh bắt thủy hải sản, trong đó có trên 1.320 phương tiện khai thác thủy sản có công suất dưới 20CV (chiếm trên 28% tổng số công suất tàu hiện có trên địa bàn). Trên địa bàn Cà Mau, nguồn lợi thủy sản ven bờ cũng bị cạn kiệt dần.

Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN- PTNT tỉnh Cà Mau, cho rằng các tàu đánh bắt ven bờ có công suất dưới 20CV là “nguyên nhân hàng đầu” tận duyệt nguồn lợi thủy sản ven bờ. Nguyên nhân vì vùng biển ven bờ là bãi sinh sản, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Các loài thủy sản có xu hướng khi nhỏ thì ở ven bờ, khi lớn mới ra biển khơi.

“Trong khi đó, ở vùng biển ven bờ, các ngư dân ngày đêm bủa lưới, giăng câu. Thời gian qua công tác quản lý tàu cá chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, cấp huyện hầu như chưa quản lý được đối với các tàu đánh bắt gần bờ mà trông chờ vào cơ quan quản lý chuyên ngành. Trong khi đó, cơ quan chuyên ngành như lực lượng kiểm ngư rất mỏng và vùng biển lại quá rộng nên quản lý không xuể”, ông Phạm Thế Tài nói.

Theo ông Phạm Thế Tài, để giải bài toán cạn kiệt thủy sản ven bờ cần tập trung hỗ trợ ngư dân chuyển đổi tàu có công suất dưới 20CV để vươn khơi. Ngoài ra, cần có giải pháp tạo công ăn việc làm cho cư dân vùng ven biển, đẩy mạnh công tác quản lý và tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ...


Có thể bạn quan tâm

Thiếu Cơ Sở Thu Mua Và Chế Biến Lạc Thiếu Cơ Sở Thu Mua Và Chế Biến Lạc

Đến nay, gia đình chị Phạm Thị Nở ở phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã thu hoạch xong 6.000 m2 lạc vụ đông xuân 2012 - 2013, sản lượng ước đạt hơn một tấn rưỡi. Đây là vụ lạc được mùa nhất từ trước đến nay, với năng suất bình quân khoảng 26 tạ/ha. Nếu giá sản phẩm ổn định như nhiều năm trước thì đây là vụ mùa thắng lợi.

05/08/2013
Vào Buôn Trồng Rau Châu Âu Vào Buôn Trồng Rau Châu Âu

Thất bại trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản ở Đà Lạt, bà Phạm Thị Thu Cúc đến buôn Đạ Nghịt (xã Lát, Lạc Dương) tìm đất trồng trọt để sinh sống. Bà Cúc kể lại vào năm 2006, bà lần dò đến đây với số tiền vay mượn ít ỏi, chỉ đủ sang nhượng 1.000m2 đất đang trồng các loại cây “hoa màu nước trời” để chuyển sang trồng hoa lily cao cấp. Nhưng đã nghèo lại gặp cảnh “gieo neo”, sau hơn 100 ngày chăm sóc lứa hoa lily đầu tiên, bà Cúc bị lỗ hơn 50 triệu đồng.

05/08/2013
Cá Điêu Hồng Tăng Giá, Người Nuôi Phấn Khởi Cá Điêu Hồng Tăng Giá, Người Nuôi Phấn Khởi

Người dân nuôi cá điêu hồng trong bè ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) đang phấn khởi vì trong vòng 1 tháng trở lại đây, cá điêu hồng liên tục tăng giá và đang đứng ở mức 41.000 - 45.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi có lãi từ 6.000 - 10.000 đồng/kg; trung bình mỗi bè cá có sản lượng từ 5 tấn, nông dân có thể thu lãi 50 triệu đồng.

06/08/2013
Nuôi Chim Yến Trong Khu Dân Cư Lắm Điều Rắc Rối Nuôi Chim Yến Trong Khu Dân Cư Lắm Điều Rắc Rối

Gần đây, chim yến đua nhau bay về Bạc Liêu cư ngụ. Nhiều người dân ở đây đã “thức thời” xây nhiều nhà cao tầng, dẫn dụ yến về làm tổ nhằm khai thác nguồn lợi từ loài chim này. Từ đó, kéo theo biết bao sự phiền toái, khổ sở cho những hộ dân ở gần khu vực nuôi yến.

06/08/2013
Trồng Đậu Xanh Cao Sản Trồng Đậu Xanh Cao Sản

Bà con 2 thôn Phú Sơn Nam và Phú Sơn 1, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) đang thu hoạch đợt cuối vụ đậu xanh cao sản, lần đầu tiên đưa vào SX trên vùng đất khô hạn theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong vòng 70 ngày kẻ từ khi tra hạt, đậu cho năng suất hơn 2 tấn/ha. Với giá 22 nghìn đồng/kg, người trồng thu hơn 40 triệu đồng/ha, cao gần gấp 2 lần trồng lúa.

06/08/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.