Bạc Liêu phát triển mô hình nuôi tôm thâm canh bán thâm canh
Thời gian qua, người nuôi tôm sú thâm canh - bán thâm canh đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh bùng phát, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu... Song, vẫn có không ít nông dân nuôi tôm thành công. Điển hình là ông Trần Văn Tỷ (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải).
Từ khi Nhà nước có chủ trương chuyển đổi sản xuất từ canh tác nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, ông Tỷ đã cải tạo 1ha nuôi tôm quảng canh sang nuôi tôm sú bán thâm canh. Năm đầu tiên, ông lãi gần 100 triệu đồng. Phấn khởi trước kết quả đạt được, ông Tỷ tiếp tục cải tạo 1,5ha còn lại sang nuôi tôm sú thâm canh - bán thâm canh.
Trong quá trình nuôi tôm sú, ông Tỷ học hỏi kỹ thuật nuôi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, dự các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm (do ngành Nông nghiệp tổ chức), học tập kinh nghiệm nhiều nơi... Gần đây, ông Tỷ đã quyết định chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trên toàn bộ diện tích 2,5ha đất của mình.
Ông Tỷ cho biết: “Ưu điểm của nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh là thời gian nuôi ngắn (2,5 - 3 tháng), có thể nuôi với mật độ cao (80 - 100 con/m2), thu hoạch sản lượng lớn. Tuy nhiên, nuôi loại tôm này đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với tôm sú, nhất là đảm bảo nhu cầu ôxy hòa tan trong suốt quá trình nuôi”. Với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, ông Tỷ thu hoạch 25 tấn tôm, lãi gần 1,5 tỷ đồng/vụ nuôi.
Có thể thấy, từ thành công trong nuôi tôm của ông Trần Văn Tỷ, nếu áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật, người nuôi tôm có thể đạt lợi nhuận cao, ít rủi ro. Và cũng từ đó, ngành chức năng đề ra một số giải pháp để mô hình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh phát triển bền vững.
Về giải pháp kỹ thuật, ngành chức năng khuyến khích nông dân nuôi tôm mật độ thưa. Mỗi năm thả nuôi 1 vụ đối với tôm sú và 2 vụ đối với tôm thẻ. Khi nuôi phải có ao ương, ao lắng, đặc biệt là ao lắng sinh thái. Người nuôi tôm phải có trách nhiệm với cộng đồng, không bơm nước xả thải ao tôm ra ngoài kênh. Tăng cường sử dụng vi sinh, nuôi tôm thân thiện với môi trường.
Về giải pháp đầu tư, cần nạo vét hoàn chỉnh hệ thống kênh mương định kỳ, đầu tư hệ thống lưới điện, các trạm bơm, mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh. Đặc biệt là đẩy mạnh kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư ở lĩnh vực sản xuất tôm giống, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi.
Về giải pháp quy hoạch, tái cơ cấu, cần rà soát và điều chỉnh bổ sung việc tái cơ cấu nuôi trồng thủy sản phù hợp. Tránh tình trạng nuôi tôm tự phát, không theo quy hoạch dẫn đến rủi ro và thiệt hại.
Đối với nhóm giải pháp về quản lý và nguồn nhân lực, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các loại vật tư nông nghiệp đầu vào; tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng về quản lý môi trường; xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định Luật Bảo vệ môi trường; tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho những cán bộ có tâm huyết và năng lực. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; cập nhật các công nghệ nuôi tiên tiến, hiện đại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường nghiên cứu nuôi các loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao….
Related news
Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.
Sau thất bại của cy tiu, một số hộ dn ở x Thanh Ph (TX. Bình Long) đ chuyển đổi sang chăn nuôi để phát triển kinh tế. Với đặc điểm đất ít, nhiều hộ nuôi heo công nghiệp hiện đại đ từng bước hoàn chỉnh mô hình khp kín để tận thu nguồn lợi từ chăn nuôi. Cũng từ đó, mô hình chăn nuôi theo nhóm ra đời.
Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.
Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.
Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.