Anh Tiến trâu tự thoát nghèo
Như mọi người trong làng Nha, anh chỉ biết làm ruộng, cuộc sống vô cùng khó khăn nhất là khi các vùng nông nghiệp bị áp lực đô thị hóa
Khi trở thành quận Long Biên, quê anh hết ruộng cấy, nhìn bãi sông Hồng mênh mông cỏ ngập đầu người anh nghĩ đến chuyện mua trâu về chăn.
Lúc đầu đàn chỉ có 2 con, anh Tiến nuôi lớn rồi đổi lấy trâu chửa, cứ 2 con trâu thường đổi được một con trâu chửa.
Dần dần đàn trâu của anh lớn lên hai chục, sáu chục con, đến hôm nay đã là gần ba trăm con.
Cuối năm, tầm tháng Mười, anh thường bán cả đàn cho thương lái tận Móng Cái (Quảng Ninh).
Có tiền anh lại tậu nghé, lại nuôi đến cuối năm.
Cứ như vậy sản nghiệp của anh ngày càng lớn mạnh.
Ngoài trâu ra, khi có tiền anh thuê bãi đê của thành phố năm mươi năm, trồng nhãn, cam thành trang trại.
Anh Tiến là tấm gương sáng của người nông dân tự thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Với cách làm này, anh Đoàn đang liên kết với 1.000 hộ nông dân sản xuất rau, củ, quả trên diện tích 3.600 ha tại 3 huyện, sản lượng bao tiêu đạt tới 72.000 tấn
10 năm trước, ông Lê Văn Tường trồng nhãn da bò không đủ tiền cho con ăn học, sau chuyển sang 2,4ha nhãn xuồng thu một tỷ mỗi năm.
Mỗi ngày cung cấp ra thị trường hơn 1 tấn rau sạch các loại, chị Đạt đã thu lời hơn một tỷ đồng/năm, trở thành tỷ phú trên đất Long Hà.
ông Trường chuyển sang trồng cả ngàn cây ăn quả, nào là nhãn, xoài, cam, bưởi da xanh, bình quân mỗi năm gia đình ông có lãi nửa tỷ đồng/năm từ cây ăn quả
Từ tay trắng, ông Hồ Văn Kiệt gây dựng được vườn bưởi da xanh 300 gốc, mỗi năm thu một tỷ đồng. Mô hình VietGap trồng bưởi da xanh chất lượng vietgap