Anh Tiến trâu tự thoát nghèo

Như mọi người trong làng Nha, anh chỉ biết làm ruộng, cuộc sống vô cùng khó khăn nhất là khi các vùng nông nghiệp bị áp lực đô thị hóa
Khi trở thành quận Long Biên, quê anh hết ruộng cấy, nhìn bãi sông Hồng mênh mông cỏ ngập đầu người anh nghĩ đến chuyện mua trâu về chăn.
Lúc đầu đàn chỉ có 2 con, anh Tiến nuôi lớn rồi đổi lấy trâu chửa, cứ 2 con trâu thường đổi được một con trâu chửa.
Dần dần đàn trâu của anh lớn lên hai chục, sáu chục con, đến hôm nay đã là gần ba trăm con.
Cuối năm, tầm tháng Mười, anh thường bán cả đàn cho thương lái tận Móng Cái (Quảng Ninh).
Có tiền anh lại tậu nghé, lại nuôi đến cuối năm.
Cứ như vậy sản nghiệp của anh ngày càng lớn mạnh.
Ngoài trâu ra, khi có tiền anh thuê bãi đê của thành phố năm mươi năm, trồng nhãn, cam thành trang trại.
Anh Tiến là tấm gương sáng của người nông dân tự thoát nghèo.
Related news

Là 1 trong 2 xã được huyện Tây Sơn chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới (XDNTM) giai đoạn 2011-2015, đến nay, xã Tây An đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, được UBND tỉnh ra quyết định công nhận đạt chuẩn NTM.

Từ đầu năm đến nay, có gần 84 ha rừng kinh tế trên địa bàn 2 xã Nhơn Tân và Nhơn Thọ đến chu kỳ, được thu hoạch, tổng sản lượng đạt 3.710 tấn, sau khi trừ chi phí, người trồng rừng còn thực lãi từ 30 - 40 triệu đồng/ha.
Đông đảo người dân địa phương đã tập trung tại khu vực trung tâm thị tứ Phong Thử vào sáng 17.11 để tham dự lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công nhận xã Điện Thọ đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2015.

Trong chăn nuôi khó tránh khỏi những rủi ro, nhưng vực dậy từ hai bàn tay trắng để gầy dựng lại kinh tế gia đình như nông dân Lê Văn Hường (thôn Kỳ Phú, xã Tam Phước, Phú Ninh) thì không phải ai cũng làm được.

Chiều 16.11, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu chủ trì buổi làm việc với huyện Tiên Phước về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từ đầu năm đến nay. Cùng dự có Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chín; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Thanh.