Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất, ương, nuôi thành công cá chép Koi tại Ninh Bình

Sản xuất, ương, nuôi thành công cá chép Koi tại Ninh Bình
Ngày đăng: 11/08/2015

Nét độc đáo mà cá chép Koi thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn chính là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá. Loài cá này lại thích nghi, sinh trưởng và phát triển khá tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

Từ đây các nhà sản xuất, nghệ nhân trong làng cá cảnh không ngừng nghiên cứu, lai tạo cho ra những dòng cá có những phẩm chất mới lạ, độc đáo về hình dạng, phong phú về màu sắc... đáp ứng thị hiếu của người chơi.

Trước kia cá chép Koi thường được nhập về từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… nên giá giống thường rất cao. Hiện nay ở Việt Nam cũng đã có một số tỉnh, thành phố sản xuất được cá chép Koi này như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ…

Thực hiện chủ trương của tỉnh và ngành nông nghiệp, từ đầu năm 2015, Trung tâm giống Thủy sản Nước ngọt Ninh Bình đã triển khai thực hiện đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống và ương, nuôi cá chép Koi”.

Ngoài việc cung ứng cá cho nhu cầu chơi cá cảnh của bà con trong tỉnh, còn phục vụ cho du lịch ở các khu vực Tràng an, Vân Long, Tam Cốc - Bích Động… Thạc sỹ Nguyễn Duy Thành (cán bộ kỹ thuật Trung tâm giống Thủy sản Nước ngọt Ninh Bình) cho biết: Cá chép Koi bố, mẹ thuần thục được tuyển chọn mùa về và nuôi trong 2 ao riêng biệt với mật độ 20 - 25 con/m2. Ao nuôi cá bố, mẹ được cải tạo kỹ nền đáy và bón lót gây màu trước khi thả.

Hàng ngày sử dụng thức ăn công nghiệp hàm lượng Protein từ 30 - 40% để cho cá ăn với lượng 3 - 5% tổng khối lượng đàn cá.

Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước: Nhiệt độ, độ pH, NH3… Bổ sung VitaminC vào trong thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho cá bố, mẹ. Trung tâm đã tiến hành cho cá bố, mẹ sinh sản nhân tạo được 2 đợt (đầu tháng 4 và giữa tháng 5) với số lượng cá bột thu được khoảng 50 nghìn con.

Lượng cá bột thu được được đưa sang ao ương (đã được cải tạo và gây màu) với mật độ 100 - 150 con/m2. Cho ăn: trong 10 ngày đầu bằng lòng đỏ trứng gà luộc chín, lấy lòng đỏ bóp nhuyễn hòa tan trong nước, té đều trên mặt ao (lượng thức ăn-1 lòng đỏ cho 10 vạn cá bột/ngày).

Từ ngày thứ 11 đến 35 - 40 ngày, sử dụng bột cá và cám gạo để cho ăn với lượng 25 - 30g cá bột cùng 85 - 90g cám cho 1vạn cá/ngày; nấu chín, bóp nhuyễn, hòa trong nước, té đều mặt ao-3 lần/ngày. Từ ngày thứ 45 trở đi sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá ăn với lượng 90 - 100g/1 vạn cá/ngày, cho ăn 3 lần/ngày.

Thường xuyên theo dõi các yếu tố trong môi trường nước ao, định kỳ 10 - 15 ngày thay nước một lần; bổ sung Vitamin C vào thức ăn để tăng khả năng phòng bệnh cho cá... Kết quả cho thấy: Đợt 1 có 15.000 cá bột được đưa vào ương nuôi; sau 3 tháng tỷ lệ sống đạt 41% thu được 6.150 con thương phẩm kích cỡ 6 - 8cm; đợt 2 có 35.000 con cá bột đưa vào ương, tỷ lệ sống 45,3% và cho 15.850 con cá thương phẩm kích cỡ 6 - 8cm. Đây là lúc cá chép Koi đã có đầy đủ vây, vẩy với kiểu dáng, màu sắc đẹp, đặc trưng của cá trưởng thành....

Đồng chí Nguyễn Quang Đạt, Gám đốc Trung tâm giống Thủy sản Nước ngọt tỉnh cho biết: Tỷ lệ sống của cá chép Koi trong giai đoạn ương cá bột lên cá hương rất thấp và thấp hơn nhiều so với cá chép thông thường ở cùng giai đoạn mà nguyên nhân là do số trứng trên cá cái chép Koi ít hơn nhiều so với cá cái chép thông thường; mặt khác do thời tiết nắng nóng kéo dài làm xáo trộn môi trường, lại đúng vào thời điểm ương nuôi cá bột nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá ương nuôi.

Cá chép Koi có nhiều màu sắc: Đỏ, trắng, đỏ trắng, đỏ đen, trắng đen, trắng đỏ đen... Những cá thể có màu sắc đạt chuẩn, thị trường ưa chuộng: Đỏ trắng, đỏ đen, trắng đen, trắng đỏ đen... chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 10% tổng đàn. Sự phân ly về màu sắc ở cá chép Koi là rất lớn vì vậy để tạo được cá thành phẩm có màu sắc đẹp thì việc chọn lọc cá bố, mẹ chuẩn và ghép cặp trong sinh sản là rất quan trọng cần sự tỷ mỉ và bài bản.

Trong điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật còn hạn chế; đàn cá bố mẹ ít, thời gian thực hiện ngắn chưa đủ để tạo nhiều phép lai, điều kiện thời tiết khí hậu lại khắc nghiệt... Trung tâm cũng đã sản xuất thành công 22.000 con cá chép Koi thành phẩm và đã tổ chức thả vào khu du lịch sinh thái Tràng An.

Cá chép Koi thích ứng khá tốt với điều kiện thời tiết khí hậu, môi trường của Ninh Bình và đàn cá bố, mẹ đang được nuôi dưỡng, theo dõi cẩn thận tại Trung tâm với mong muốn tiếp tục thực hiện đề tài này trong những năm tiếp theo nhằm hoàn chỉnh quy trình, kỹ thuật sản xuất giống cá cảnh này, phục vụ cho các khu du lịch và nhu cầu của nhân dân.

Việc sản xuất thành công giống cá chép Koi đánh dấu một bước phát triển mới cho nghề cá cảnh trong tỉnh, giúp cho ngành Thủy sản đa dạng hóa đối tượng và góp một phần vào công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi bồ câu an toàn Nuôi bồ câu an toàn

Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...

27/07/2015
Nghề ấp nở gia cầm ở Lương Phú (Thái Nguyên) Nghề ấp nở gia cầm ở Lương Phú (Thái Nguyên)

Cơ sở ấp trứng gia cầm của gia đình chị Dương Thị Thư, ở xóm Việt Ninh, xã Lương Phú (Phú Bình - Thái Nguyên) mỗi năm cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng

27/07/2015
Tiền Giang khuyến cáo nông dân thả tôm giống vụ nuôi cuối năm Tiền Giang khuyến cáo nông dân thả tôm giống vụ nuôi cuối năm

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.

27/07/2015
Diễn Châu (Nghệ An) tích cực xử lý mầm bệnh trên tôm nuôi Diễn Châu (Nghệ An) tích cực xử lý mầm bệnh trên tôm nuôi

Ngày 24/4/2015, ổ dịch đầu tiên được xuất hiện tại hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung, với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là gần 0,3 ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở nhiều diện tích nuôi tôm khác trên địa bàn xã Diễn Trung, Diễn Kỷ và Diễn Vạn, huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.

27/07/2015
Xử thải kém trong nuôi tôm, môi trường biển lãnh đủ Xử thải kém trong nuôi tôm, môi trường biển lãnh đủ

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

27/07/2015