Anh Tain Hải Chống Hạn, Cứu Bắp
Những ngày trung tuần tháng tư năm nay, nắng như đổ lửa trên cánh đồng thôn Đồng Dày thuộc xã Phước Trung, huyện Bác Ái. Tranh thủ những đợt xả nước cuối cùng của hồ Phước Nhơn, anh Tain Hải khẩn trương bơm nước chống hạn, cứu bắp lai. Ruộng bắp rộng một hecta của gia đình anh bước vào giai đoạn “cứng hạt” chuẩn bị thu hoạch.
Tain Hải 29 tuổi nhiệt tình đưa chúng tôi lội đồng thăm ruộng bắp lai của gia đình anh phía hạ lưu hồ Phước Nhơn. Ruộng bắp xanh ngút ngát cao ngang đầu người, thân cây mang trái to như bắp tay đang vàng bẹ. Anh tiếp tục sử dụng máy dầu bơm nước tưới bảo đảm cho trái bắp chắc hạt đạt năng suất cao. Trò chuyện với Tain Hải, chúng tôi được biết vụ đông xuân năm nay, anh gieo 1 ha bắp lai giống NK 72 có thời gian sinh trưởng 110 ngày. Anh xuống giống vào giữa tháng một, cây bắp vừa tròn một tháng thì hồ Phước Nhơn cạn nước. Nhìn thấy đồng bắp đang mơn mởn lên xanh nếu thiếu nước tưới sẽ khô rụi, anh bàn với vợ vay mượn tiền bà con 5 triệu đồng mua máy D6. Tranh thủ nguồn nước xả cầm chừng của hồ Phước Nhơn, anh Hải bơm tưới chống hạn cho ruộng bắp kết hợp bón phân NPK và phòng trừ sâu bệnh hại.
Chúng tôi gặp Tain Hải bơm tưới lứa nước cuối cùng cho ruộng bắp lai thu hoạch vào cuối tháng tư, năng suất ước đạt 7 tấn/ha. Thương lái thu mua bắp hạt khô tại ruộng với giá 5.800 đồng/kg. Trừ hết chi phí đầu tư, anh còn lãi ròng trên10 triệu đồng và chiếc máy bơm nước D6 trị giá 5 triệu đồng chủ động bơm tưới chống hạn cho những mùa sau. Anh là một trong những nông dân trẻ chăm lo làm ăn nỗ lực vươn lên thoát nghèo ở thôn Đồng Dày. Tain Hải thường xuyên tham gia các lớp tập huấn khuyến nông ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn canh tác bắp lai đạt năng suất cao.
“Nhờ Nhà nước đầu tư xây dựng hồ chứa nước Phước Nhơn giúp gia đình tôi và nông dân thôn Đồng Dày canh tác hoa màu 2- 3 vụ chủ động tưới. Bà con trồng các loài cây đạt hiệu quả kinh tế cao bảo đảm cuộc sống no ấm, vươn lên thoát nghèo bền vững”, đứng giữa cánh đồng vang tiếng máy bơm nước chống hạn cho ruộng bắp lai chuẩn bị vào mùa thu hoạch, Tain Hải bộc bạch niềm vui.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các huyện thuộc vùng U Minh Thượng rộ lên phong trào nuôi tôm sú "châu Phi". Giống này được các cơ sở tôm giống bán với giá rất cao (75 đồng/con, cao hơn từ 25 - 30 đồng/con so với tôm giống bình thường), kèm theo những lời quảng cáo về sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loại tôm này.
Do lũ rút, cua đồng ít dần nên giá cua tại các chợ huyện, thị, thành ở tỉnh An Giang đã tăng đáng kể. Cụ thể giá cua từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, còn càng cua giá 120.000 - 160.000 đồng/kg.
Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu. Mùn này đựơc rải lên nền chuồng, sau đó kết hợp với một lớp men vi sinh vật có ích.
Các trại nuôi tôm của Charoen Pokphand Foods (CP Foods) và Plutaluang Water Aquaculture tại tỉnh Chonburi, Thái Lan đã được kiểm tra để phát hiện dấu hiệu EMS.
Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) có 600 ha trồng chôm chôm Java, chôm chôm nhãn và chôm chôm Thái, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha. Tập trung ở các xã: Tân Phong, Ngũ Hiệp, Hội Xuân và Hiệp Đức.