Anh Phước mê làm máy nông nghiệp

Hơn 2 năm trước, anh Phước (SN 1966) đã sáng chế chiếc máy đào đất chuyên dụng để nạo vét mương rãnh, đường nước nội đồng… phục vụ trong việc bơm tưới, tiêu nước cho lúa và hoa màu. Với kích thước đào đất chiều ngang 2,5 tấc, chiều sâu 2,5 tấc; bình quân mỗi giờ máy sẽ đào mới được một đoạn đường nước dài 1.000m, còn nạo vét lại đường nước cũ thì máy sẽ đào được tới 1.300m, tiêu tốn nhiên liệu khoảng 10 lít dầu, giá thuê đào, vét mỗi mét từ 1.000 - 1.500 đồng.
Anh Võ Văn Phước vui vẻ bày tỏ: “Cái máy này giàn khoan nó gắn vào chiếc máy cày, làm rất là nhanh. Nếu so máy với cách đào đất truyền thống thì tương đương khoảng 50 người đào. Giá thành máy rẻ mà hiệu quả thì cao, đất phóng ra xa, người ta khai nước không bị nghẹn, đường khoét sâu, nước chảy thông dữ lắm.
Phấn khởi trước hiệu quả đạt được từ chiếc máy đào đất do mình sáng chế, đầu năm 2015, anh Phước tiếp tục cải tiến thành công và đưa vào sử dụng chiếc máy phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Chiếc máy này có bồn chứa dung tích tới 240 lít, phun rất nhanh so với phun bằng tay truyền thống và hạn chế cây lúa bị đổ ngã do giẫm đạp, ít ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm giá thuê nhân công xịt rất nhiều… Anh cho biết: “Nó tiện dữ lắm, khoảng 7 người mới bằng nó. Mình xịt 1 giờ khoảng 3 phuy, mỗi phuy 240 lít, tính ra là 36 bình. Còn xịt cách cũ thì ông nào giỏi lắm 1 giờ chỉ xịt có 5 bình”.
Hiện anh Võ Văn Phước đang tiếp tục nghiên cứu, cải tiến từ chiếc máy phun thuốc bảo vệ thực vật này để có thêm các công năng nữa là gieo sạ lúa giống theo hàng và sạ phân…
Related news

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có 800.000ha cao su nhưng đến hết năm 2012, tổng diện tích cao su cả nước đã là 915.000ha, vượt hơn 100.000 ha (13%).

Từ đầu năm đến nay, do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên hầu hết các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Định bị khô kiệt, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hiện nay, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể, tình hình dịch bệnh tôm nuôi có nguy cơ bùng phát.

Vụ mùa năm nay, Trạm khuyến nông huyện Thanh Sơn đã đưa vào thử nghiệm cấy mạ ném theo phương pháp gieo mạ khay (hay còn gọi là cấy đứng) diện tích 0,5ha tại khu Bần, xã Võ Miếu với giống lúa lai 3 dòng CT 16. Ưu điểm của phương pháp gieo mạ khay cấy ném là đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng trên mọi chân ruộng, trong mọi điều kiện.

Trung tâm Khuyến nông và Chi cục BVTV đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngâm ủ hạt giống lúa để tăng tỷ lệ nảy mầm, bón phân đủ lượng, chăm sóc lúa sau gieo cấy; tiếp tục chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa.

Từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, cả nước xuất hiện đợt nắng nóng kéo dài đột biến, nhất là tại các tỉnh Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên đã khiến hàng nghìn nông dân các vùng trồng ngô lo ngại.