Anh Nguyễn Văn Phúc Trồng Vú Sữa Bơ Lợi Nhuận 80 Triệu Đồng/năm
Nằm giữa sông Tiền lộng gió, cù lao xã Ngũ Hiệp được phù sa bồi đắp không chỉ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển, mà cả giống vú sữa bơ được anh Nguyễn Văn Phúc ở ấp Tân Sơn (Tiền Giang) mạnh dạn trồng trên đất cù lao cho thu nhập cao.
Trước đây, anh Phúc trồng 4 công sầu riêng giống khổ qua xanh, đầu ra không ổn định, anh đốn bỏ trồng sầu riêng hạt lép giống cơm vàng. Tuy nhiên, sầu riêng dễ mẫn cảm với thời tiết, sâu bệnh phát triển mạnh, nhất là bệnh xì mủ thân do không có thuốc đặc trị.
Qua nhiều năm xử lý cây ra hoa mùa nghịch, sầu riêng suy kiệt, từ thông tin trên báo đài, anh sang tỉnh Vĩnh Long mua 200 gốc vú sữa bơ, giá 70.000 đồng/gốc trồng xen 4 công sầu riêng. Khi cây được 1 năm tuổi, anh đốn sầu riêng, giúp cây thông thoáng, hạn chế sự cạnh tranh về dinh dưỡng.
Năm 2011, vú sữa cho trái chiến, anh để cây mang trái vừa phải. Hàng năm, anh xử lý cho cây ra hoa sớm bán trước Tết Nguyên đán, thương lái đến tại vườn mua bình quân 20.000 đồng/kg, đầu mùa 80.000 đồng/kg. Anh cho biết, so với nhiều loại vú sữa khác, vú sữa bơ dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí thấp, năng suất ổn định, vụ đầu tiên tuy năng suất không cao, nhưng nhờ vú sữa có giá, trừ chi phí, anh thu lợi nhuận trên 30 triệu đồng, những năm tiếp theo khoảng 80 triệu đồng/năm.
Ngoài việc bán trái, anh còn chú trọng ương cây giống cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, dùng hạt ương cây giống khoảng 30 cm, cắt ngang thân cây ghép với nhánh đang mang trái, khoảng 40 ngày tuổi cắt nhánh ương trong mát 1 tuần cung cấp cho thị trường.
Thông qua việc ương cây giống đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình anh, bình quân mỗi nhánh giá 30.000 đồng, những kinh nghiệm tích luỹ được anh sẵn lòng giúp bà con trong khu vực mở rộng diện tích trồng vú sữa bơ. Điểm nổi bật của vú sữa bơ là trái chín vỏ có màu hồng bắt mắt người tiêu dùng, vị ngọt, ít mủ, vỏ mỏng, thị trường ưa chuộng.
Có thể nói anh Nguyễn Văn Phúc là một trong những nông dân đầu tiên ở xã Ngũ Hiệp mạnh dạn đưa giống vú sữa bơ vào canh tác trên đất cù lao thay thế cho cây sầu riêng. Do đặc tính sinh học dễ trồng, thích nghi thổ nhưỡng địa phương nên cây vú sữa bơ nhanh chóng bén rễ trên vùng đất đầy tiềm năng, hứa hẹn mùa bội thu.
Cùng với giống vú sữa Lò Rèn, hiện nay giống vú sữa bơ được nông dân trong và ngoài huyện chọn làm cây trồng chủ lực mở rộng diện tích vườn chuyên canh, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Trong 2 năm (từ 2015 đến 2017), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa sẽ triển khai đề tài “Ứng dụng quy trình thâm canh cây cà phê kết hợp hệ thống tưới tiết kiệm phù hợp với điều kiện canh tác huyện Khánh Sơn".
Mặc dù là nước nông nghiệp, song mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó có khoảng trên 5 triệu tấn ngô. Do đó việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào ngô nhập khẩu đang được ngành nông nghiệp kỳ vọng lớn.
Theo Chi cục Thủy lợi, đến ngày 9-8, toàn tỉnh Bắc Giang còn khoảng 1 nghìn ha lúa ở huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên tiêu bằng hệ thống tự chảy vẫn bị ngập úng do mực nước sông cao. Ước tính, toàn tỉnh có hơn 2 nghìn ha lúa mất trắng sau đợt mưa lũ vừa qua.
Mô hình liên kết sản xuất ngô lai thương phẩm mang lại nhiều hiệu quả kinh tế.
Trước thực trạng hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) liên tiếp gặp khó khăn trong tiêu thụ những niên vụ gần đây; đặc biệt là giá trị thị trường luôn rớt xuống ở mức rất thấp mỗi khi bước vào vụ thu hoạch rộ, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp trước thềm niên vụ hành sắp tới.