Sử Dụng Lưới Ngăn Chim, Cò Trong Nuôi Tôm Một Cách Ngăn Ngừa Dịch Bệnh Rất Có Hiệu Quả
Đã từ lâu, chim, cò là nổi ám ảnh cho người nuôi tôm vì chúng gây thất thoát và truyền những dịch bệnh nguy hiểm. Vì vậy, ngăn ngừa được chim, cò đến ao tôm là góp phần đảm bảo vụ nuôi tôm được thắng lợi.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết này, Anh Danh (một chủ hộ nuôi tôm ở ấp 11, xã Long Hữu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) đã nghĩ ra cách dùng lưới che chắn cho ao tôm vừa tiết kiệm lại rất có hiệu quả. Anh cho biết: Ở đây có rất nhiều chim, cò lui tới nhất là chim còng cọc thường xuyên xuống ao bắt tôm. Do đó, để hạn chế thất thoát và lây lan mầm bệnh cho tôm nuôi, sau khi làm ao xong anh đo diện tích của từng ao sau đó lên Thành phố Hồ Chí Minh để đặt lưới.
Mỗi kg lưới có giá khoảng 125.000 đồng, có thể bao được 80 m2, thời gian bảo hành lưới là 07 năm. Như vây, nếu ao nuôi có diện tích 1.000 m2 thì anh chỉ cần đặt khoảng 13 kg lưới và chỉ tốn khoảng 1,6 triệu đồng là có thể bao cả ao nuôi tôm. Để che chắn, anh chỉ cần dùng các cọc tre nhỏ đóng xung quanh bờ ao và các cọc tre lớn đóng thẳng xuống đáy ao để nâng tấm lưới lên là được. Nếu tính khấu hao hàng năm thì số tiền anh chi không nhiều vì thời gian bảo hành lưới đến 7 năm.
Với cách làm này người nuôi tôm có thể an tâm phần nào vì đã hạn chế tối đa sự xâm nhập của chim, cò vào ao nuôi tôm, bảo vệ được ao nuôi một cách hết sức tiết kiệm và có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân Nguyễn Đức Minh, 48 tuổi, kiên trì bám “nước” làm giàu trở thành điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước ở xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải.
Sau khi thu hái trái điều chín tách hạt, đem ủ với bột sắn, hoặc rơm khô theo tỷ lệ 6% và 9%. Thời gian ủ trái điều trên 90 ngày là vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm. Sử dụng loại sản phẩm này làm thức ăn cho bò khi khan hiếm cỏ tươi. Bò sử dụng nguồn thức ăn bổ sung này đã phát triển và sinh trưởng tốt, tăng trọng cao.
Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp của các doanh nghiệp như Đầm Vua, Tri Thủy chiếm trên 700 ha, còn lại là diện tích sản xuất muối thương phẩm của diêm dân các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh Hải khoảng 450 ha, tăng gần 120 ha so với năm 2008.
Anh Nguyễn Văn Thắng là người đầu tiên “di thực” cây trôm từ vùng đất đồi núi Hòn Bà thuộc xã Phước Nam về trồng trên đồng đất màu mỡ xã Nhơn Sơn cho mủ chất lượng cao.
Cây lúa là loại cây trồng truyền thống, chiếm phần lớn diện tích gieo trồng trong tỉnh. So với thời điểm tái lập tỉnh đến nay, diện tích lúa đã tăng thêm trên 10.000 ha, năng suất tăng 1,5 lần, theo đó sản lượng cũng tăng hơn 2 lần so với trước đây.