Anh Nguyễn Văn Giang Với Nghề Nuôi Con Đặc Sản
Theo lời giới thiệu của cán bộ khuyến nông thị trấn Nếnh, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp các con đặc sản của gia đình anh Nguyễn Văn Giang ở xóm Cầu thôn Sen Hồ- thị trấn Nếnh- huyện Việt Yên. Không giống như những trang trại chăn nuôi khác, mô hình của gia đình anh chỉ rộng khoảng 1 sào (360m2) nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không phải là nhỏ.
Nói chuyện với chúng tôi, anh cho biết: Trước kia anh cũng buôn bán đủ nghề, vào Nam ra Bắc nhưng cũng không trụ được với một nghề nào cả. Làm ăn ở miền Nam thua lỗ, năm 2000 anh trở về quê và lập nghiệp lại từ hai bàn tay trắng. Ngày ấy, anh bắt đầu mở xưởng máy xẻ gỗ và cũng từ đó anh nuôi rắn hổ mang đen.
Niềm đam mê xuất phát từ việc nuôi con rắn hổ mang đen để đến bây giờ cũng vậy, anh dành một khu làm 200 ô nuôi 200 con rắn. Nuôi rắn hổ mang đen có thể từ 1 năm đến 3 năm là xuất bán tùy từng kích cỡ và chất lượng giống.
Với anh, anh luôn mua giống ở cở sở giống bảo đảm chất lượng nên 1 năm là xuất được. Con to sẽ cho trọng lượng khoảng 4 kg, trung bình là từ 2,5kg – 3kg, mỗi năm gia đình anh thu được khoảng 500kg. Với giá bán thương phẩm trên thị trường dao động khoảng 700- 1 triệu đồng/kg, khi đã trừ đi mọi chi phí thì lãi khoảng 400.000 đồng/con/năm. Như vậy 200 con cho lãi khoảng 80 triệu đồng/năm.
Nhận thấy rõ hiệu quả kinh tế cộng với niềm đam mê nuôi rắn khiến anh quyết định bán cả xưởng xẻ và đầu tư thời gian cho việc chăn nuôi. Anh còn nuôi thêm nhím, lợn rừng và ba ba gai. Hiện nay trong chuồng nhà anh có 15 con nhín sinh sản, 5 con nhím đực và 2 cặp nhím con. Anh nói: “So với tất cả các con động vật nuôi có lẽ con nhím là dễ nuôi nhất, chúng ít khi bị bệnh mà thức ăn lại dễ tìm, ai cũng có thể nuôi được”.
Anh cho hay, từ tháng giêng đến bây giờ nhím bán rất được giá, trước đó một cặp nhím con chỉ có giá khoảng 12 triệu đồng thì nay lên 17 triệu đồng. Mấy năm trước anh chỉ nuôi vài ba cặp, hai năm trở lại đây anh mới mở rộng đàn. 15 con nhím sinh sản mỗi năm được khoảng 30 lứa, nhím con nuôi khoảng 2 tháng là được bán, lúc đó chúng khoảng 2 kg và đã ăn rất tốt.
Mặc dù diện tích nuôi chật hẹp nhưng anh đã bố trí khu nuôi nhốt từng loại con đặc sản thật gọn gàng, quy củ. Nhìn về phía bể nuôi ba ba gai anh nói: Ngược lại với con nhím, nuôi ba ba gai khó hơn, chúng nhiều bệnh tật, đòi hỏi phải có kỹ thuật cao và đầu tư nhiều thời gian hơn. Hiện tại nhà anh có 100 con, lúc cao điểm anh đã nuôi đến 300 con. Nhưng nuôi ba ba khoảng 3 năm mới được xuất bán, mỗi con có trọng lượng từ 3- 5 kg.
Anh nhẩm tính 100 con ba ba gai nuôi trong vòng 3 năm: Giống hết khoảng 60 triệu đồng, thức ăn trong suốt quá trình khoảng 50 – 70 triệu đồng. Sau 3 năm cho thu khoảng 300kg, với giá bán dao động 1 triệu đồng/kg sẽ cho thu 300 triệu đồng/3 năm. Khi đã trừ mọi chi phí cho thu lãi 50 triệu đồng/năm.
Thấy anh nuôi tổng hợp nhiều con đặc sản tôi hỏi anh có vất vả và có khó không? Anh vui vẻ cho biết: “Nhìn chung là không khó, con nhím nuôi rất an toàn, hiếm khi bị bệnh, cái khó trong chăn nuôi các con đặc sản là vấn đề ăn uống của chúng, có con không thể ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít, mình phải biết để kiếm soát chúng, ăn nhiều quá cũng dẫn đến bị bệnh”.
Dẫn chúng tôi đến bên cặp ngựa bạch anh nói: “Tôi mới tậu đấy. Cách đây mấy tháng tôi có mua 5 con nhưng do diện tích quá chật hẹp nên đã bán bớt 3 con rồi, còn một cặp để nuôi. Ngựa bạch bán rất đắt, trung bình khoảng 30-35 triệu đồng/con, con to có thể hơn. Nhận thấy thị trường ưa chuộng nhất là phần phổi ngâm rượu để làm thuốc, phần xương dùng để nấu cao giúp người già, yếu ăn vào khỏe lên nên ngựa bạch từ xưa đến bây giờ rất giá trị.
Trao đổi với anh về vấn đề kỹ thuật nuôi, đầu vào, đầu ra và hiệu quả kinh tế khi nuôi các con đặc sản. Anh nói “bước đầu tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng với lòng quyết tâm, tính ham học hỏi tôi đã vượt qua được vấn đề đó và đi đến thành công như ngày hôm nay. Bên cạnh đó tôi được sự ủng hộ của các cấp chính quyền cho phép nuôi các con đặc sản và sau đó là có cơ sở cung cấp con giống uy tín, chất lượng.
Còn đầu ra hết sức thuận lợi, thương lái ở các vùng xung quanh đến tận nơi để mua, tôi chỉ việc đếm tiền là xong”. Anh nói thêm “ tôi rất hài lòng với chính mình và muốn mở rộng mặt bằng để nuôi thêm các con đặc sản khác, đồng thời tạo việc làm cho lao động dư thừa ở địa phương, như bây giờ có một mình tôi thì vất vả quá”.
Cơ sở của vấn đề đó là với nhu cầu phát triển ngày càng cao, con người không những muốn ăn no, ăn ngon mà cần có những bữa ăn đủ chất, chất lượng nhằm kéo dài tuổi thọ. Không những thế anh Nguyễn Văn Giang còn nhận thấy nuôi con đặc sản phát triển rất chắc, bền vững, thị trường tiêu thu rộng lớn và đem lai hiệu quả kinh tế cao. Như vậy là anh đã hiểu “một nghề cho chín, còn hơn chín nghề”, anh đã lựa chọn cho mình được một nghề “nuôi các con đặc sản”.
Có thể bạn quan tâm
Trong vòng nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tăng mạnh trở lại sau một thời gian giảm nhẹ. Nhiều hộ dân nhờ giá tôm tăng mạnh đã thu bạc tỉ chỉ trong thời gian 2-3 tháng thả nuôi với loại tôm thẻ chân trắng.
Nuôi dê từ năm 2004, dù bị nhiều thất bại, nhưng chị Bùi Thị Lượm, ngụ tổ 3, ấp Mỹ Hòa, xã Song Thuận (Châu Thành - Tiền Giang) vẫn không nản chí, kiên nhẫn gắn bó với nghề. Đến nay, chị là 1 trong những người nuôi dê nhiều nhất xã.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài cơ sở “Khảo sát đặc tính thích nghi, khả năng sinh trưởng và đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà tàu vàng tại xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên”, do Thạc sĩ Trần Hiếu Thuận-Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên làm chủ nhiệm.
So với những địa phương khác, Bạc Liêu rất thuận lợi trong phát triển nghề chăn nuôi heo, vì có nhiều lợi thế của một tỉnh nông nghiệp. Khổ nỗi, nghề chăn nuôi lâu nay vẫn chưa giúp nông dân làm giàu, người chăn nuôi luôn phải đối mặt với việc thua lỗ khi vật nuôi gặp nhiều rủi ro, dịch bệnh.
Huyện Long Thành hiện có 140 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, bao gồm 119 trại chăn nuôi heo với tổng đàn là 56 ngàn con và 21 trại nuôi gà với tổng đàn 631 ngàn con, trong đó một số trang trại nằm xen lẫn với khu dân cư. Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi có diện tích 156 hécta tại 3 ấp 7, 8 và Suối Cả, xã Bàu Cạn. Cụm giết mổ tập trung được bố trí tại ấp Xóm Trầu (xã Long An) và ấp 5 (xã Long Phước) theo công nghệ hiện đại.