Bắc Quang, Quyết Tâm Giành Thắng Lợi Vụ Xuân

Vụ Xuân năm nay, huyện Bắc Quang thực hiện gieo cấy trên 2.900 ha lúa. Đến nay, đã có 1.816,1 ha mạ đã được gieo để chuẩn bị cấy lúa Xuân. Đặc biệt, khi làm đất gieo mạ, người dân chú trọng công tác đầu tư thâm canh bằng cách bón lót phân chuồng, phân lân hoặc bón vôi cho những diện tích ruộng đã đến chu kỳ bón vôi cải tạo.
Đồng thời, 100% diện tích mạ đã gieo được che phủ bằng nilon, đảm bảo chống rét cho mạ trong suốt quátrình sinh trưởng và phát triển. Với thời tiết ấm áp của những tháng cuối năm 2014 và đầu Xuân mới, nhiều xã như: Quang Minh, Hùng An, Bằng Hành,... đã gieo mạ trước lịch thời vụ.
Do vậy, tại thời điểm này, các xã trên bắt đầu cấy lúa Xuân. Bên cạnh đó, từ ngày 15.1, nhiều nông hộ trên địa bàn huyện Bắc Quang tiến hành giải phóng đất để thực hiện kế hoạch trồng 1.544 ha ngô và 2.000 ha lạc Xuân...
Nhằm giúp sản xuất vụ Xuân đạt hiệu quả kinh tế cao, huyện Bắc Quang đã thực hiện chương trình cho vay có thu hồi, nhằm giúp các nông hộ đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Theo đó, tổng kinh phí ứng trước dự kiến lên đến 1,4 tỷ đồng, dành cho 13 xã đăng ký thực hiện.
Đến nay, các xã đã thương thảo, ký hợp đồng và cung ứng xong vật tư cho người dân với tổng lượng giống lúa đạt 2,534 tấn; 0,431 tấn ngô giống; 1,533 tấn lạc cùng 136,081 tấn phân bón các loại. Bên cạnh đó, nhiều mô hình khảo nghiệm giống cây trồng mới cũng được huyện triển khai thực hiện.
Mặt khác, phát huy tính hiệu quả về kinh tế từ cánh đồng thâm canh theo tiêu chí “5 cùng”, vụ Xuân này, 55 cánh đồng (với tổng diện tích 204,92 ha) của 22 xã. Đặc biệt, nhiều xã trọng điểm về sản xuất lúa như: Quang Minh, Vĩnh Phúc... duy trì thực hiện cánh đồng thâm canh cao gắn với dồn điền, đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng để đưa cơ giới hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Qua đó, nhằm hạ giá thành trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), tăng hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích đất canh tác và từng bước hiện đại hóa nông nghiệp”, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang, Đinh Văn Minh chia sẻ.
Để thực hiện thành công kế hoạch sản xuất vụ Xuân, ngành chuyên môn của huyện đã khuyến cáo người dân: Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng và lịch thời vụ của huyện để chủ động trong việc ngâm ủ, gieo mạ và cấy lúa trà Xuân chính vụ; cùng các biện pháp phòng chống rét cho mạ hay giữ ấm cho cây lúa.
Khi thời tiết nắng ấm, người dân nên thăm đồng ruộng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời sâu bệnh hại mạ như rầy nâu, đạo ôn. Đồng thời, các xã, thị trấn còn huy động người dân nạo vét, tu sửa kênh mương kết hợp quản lý nguồn nước và bảo dưỡng các máy bơm phục vụ chống hạn, đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi về nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất vụ Xuân...
Song hành cùng những biện pháp hỗ trợ SXNN của huyện Bắc Quang chính là sự tích cực, chủ động của người nông dân trong sản xuất vụ Xuân, để tạo nên mùa vụ bội thu. Điều này cho thấy sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2015: “Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Trong quý I năm 2014, do trời mưa kéo dài và rét đậm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của 319ha/348ha chè kinh doanh ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Đặc biệt, đợt mưa lũ trong quý III vừa qua cũng đã làm nhiều diện tích chè kinh doanh ở các xóm của xã Tân Cương có địa hình thấp nằm dọc theo sông Công, như: Soi Vàng, Guộc, Gò Pháo, Hồng Thái 1, Hồng Thái 2... bị xói bật gốc, sạt lở.

Anh Ma Khánh Tuyên, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung chia sẻ: Con đường này đã được mở rộng và dễ đi hơn rất nhiều so với trước. Bây giờ có thể đi xe máy, xe đạp vào bản chức không như những năm 2003, 2004, 2005, muốn vào đây phải đi bộ men theo con đường mòn lởm chởm đá dài tới 5km, mất cả mấy tiếng đồng hồ mới tới nơi.

Hiện giá bán lẻ mật ong rừng lên tới 600.000đ/lít, còn bỏ mối cho các điểm mua số lượng lớn giá dao động trên dưới 400.000đ/lít. Ngoài ra, nhộng, sáp ong cũng có giá 300.000đ/kg. Theo ông Sơn, mỗi chuyến đi từ 2 đến 3 ngày sẽ thu được từ 5 đến 10 kg tảng ong thô, vắt bán hết mật, sáp cũng mang lại thu nhập vài triệu đồng mỗi chuyến.

Năm nay gia đình ông đã đầu tư vào vườn cà phê khoảng 20 triệu đồng/ha cho phân bón, thuốc trừ sâu, điện… chưa kể công chăm sóc và công thu hoạch. Hiện tại, giá cà phê ở mức 38 ngàn – 40 ngàn đồng/kg cà phê nhân, 6 ngàn – 8 ngàn đồng/kg cà phê tươi, nên vườn cà phê của ông có thể cho thu về khoảng 40 triệu đồng.

Năm 2014, Trung tâm được giao 2 chương trình tham gia Hội chợ Foodex Nhật Bản (tháng 3) cho 14 DN và Hội chợ SIAL Pháp (tháng 10) cho 16 DN. Hầu hết các DN tham gia gian hàng tại các chương trình trên đều đánh giá cao công tác tổ chức tương đối chuyên nghiệp của Trung tâm.