Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Lê Văn Pho Đổi Đời Nhờ Trồng Nấm Linh Chi

Anh Lê Văn Pho Đổi Đời Nhờ Trồng Nấm Linh Chi
Ngày đăng: 24/09/2012

Anh Lê Văn Pho, ngụ ấp Tân Phú (Phú Thạnh, Tân Phú Đông, Tiền Giang), sau nhiều năm canh tác mấy công đất lúa năng suất thấp, anh đã mạnh dạn đầu tư 50 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm linh chi tại gia đình mình.
 
Sau khi mua 9.000 bao phôi nấm về, anh đã dựng trại bằng mái lá, vách phên cùng với các dãy khung bằng gỗ nối liền nhau trên diện tích khoảng 200 m2 để trồng nấm.
 
Theo anh Pho thì trại nên lợp bằng lá và sử dụng nền đất giữ ẩm để phôi mau ra nấm, mỗi ngày nên tưới đều lên bao phôi bằng nước giếng sạch (không nên dùng nước mưa). Đến khi phôi ra nấm thì dùng bét phun nhuyễn lên phôi liên tục, sau hai giờ phun một lần.
 
Nhờ sự cần mẫn chịu khó của anh, nên mới hơn một tháng mà trại nấm đã cho kết quả rất khả quan. Từ các bao phôi được xếp thành hàng, đã mọc lên đầy các tai nấm màu trắng đục, trông rất đẹp mắt.
 
Hiện nay, trại nấm linh chi của anh đang vào mùa thu hoạch rộ. Nấm phát triển rất nhanh. Một tai nấm bé xíu, chỉ sau vài tiếng đồng hồ đã phát triển thành hình san hô to bằng ba ngón tay người lớn là thu hoạch được.
 
Với 9.000 bao phôi nấm, mỗi ngày anh thu được 100 kg nấm linh chi thương phẩm. Tiêu thụ tại thành phố Mỹ Tho với giá 30.000 đồng/kg. Với giá bán này chỉ trong vòng 2 tháng rưỡi là anh sẽ hoàn được vốn đầu tư và 3 tháng rưỡi còn lại là thời gian anh thu lợi từ mô hình trồng nấm linh chi của gia đình.
 
Nhờ quyết chí làm ăn và nhạy bén tiếp thu kỹ thuật trồng trọt mà giờ đây gia đình anh Pho không những thoát nghèo mà còn có cơ may làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Lúa ma huyền thoại - Vì sao gọi lúa ma Lúa ma huyền thoại - Vì sao gọi lúa ma

Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy một gen cực quý có trong lúa ma mà họ lấy mẫu ADN tại tỉnh Tiền Giang và TP Cần Thơ từ 2-3 năm trước.

27/11/2015
Triển vọng và thách thức Triển vọng và thách thức

Cá rô phi có thịt trắng, ít mỡ và có thể chế biến được nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Đặc biệt, loài thủy sản này dễ nuôi, có thể sinh sống và phát triển tốt ở hệ sinh thái nước ngọt, lợ… ít bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao; giá thành sản xuất thấp.

27/11/2015
Tác hại nghề Lờ dây đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ Tác hại nghề Lờ dây đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ

Nghề Lờ dây phát triển mạnh tại các tỉnh duyên hải. Đây là nghề hoạt động tự phát, chủ yếu khai thác ở vùng ven bờ, đánh bắt tất cả các loài thủy sản lớn nhỏ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái vùng ven biển.

27/11/2015
Có gan sẽ giàu Có gan sẽ giàu

Về xã Như Hòa (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), chúng tôi được người dân nơi đây kể nhiều về mô hình nuôi cá trắm đen của anh Nguyễn Văn Thảnh ở xóm 7.

27/11/2015
Chuyện nuôi nghêu ở Phú Hải Chuyện nuôi nghêu ở Phú Hải

Nghề nuôi ngao ở xã Phú Hải (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) có từ năm 90 của thế kỷ trước, khi ấy chỉ có vài hộ nuôi. Người nọ học hỏi người kia, người biết nhiều cũng chỉ là kiến thức được đúc kết từ những vụ đã qua, có khi đúng khi không, bởi vậy nuôi ngao năm được, năm mất.

27/11/2015