Lo ngại hoa quả trái vụ nhập ồ ạt
Theo báo cáo của Trạm Kiểm dịch thực vật cửa khẩu Tân Thanh (thuộc Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII, Lạng Sơn), thời điểm cuối năm, gần tết, nhu cầu sử dụng hoa quả tươi, mẫu mã đẹp tăng cao, nhất là gần đây hoa quả Trung Quốc trái vụ nhập nhiều.
Thông thường, các mặt hàng này đều sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để bảo quản, nên nguy cơ có dư lượng thuốc, tiềm ẩn mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn các loại hoa quả chính vụ.
Bà Bế Thị Thu Hiền, Trạm trưởng kiểm dịch thực vật Tân Thanh cho biết, do lượng hàng nhập lớn nên cán bộ, nhân viên trong đơn vị phải làm thêm giờ.
Hiện các mặt hàng hoa quả nhập khẩu đều được tiến hành lấy mẫu kiểm dịch với tỷ lệ 10%; đến nay chưa phát hiện lô hàng nào có dư lượng thuốc BVTV vượt quá giới hạn tối đa cho phép.
Theo bà Hiền, để đề phòng trường hợp rủi ro sản phẩm có chứa thuốc BVTV ngoài danh mục đã được cung cấp, đơn vị lấy mẫu các lô hàng có nguy cơ cao để đưa về Cục Bảo vệ thực vật ở Hà Nội kiểm tra.
“Để bảo vệ mình và gia đình, người tiêu dùng trong nước hãy là những người thông thái khi lựa chọn những loại trái cây nhập khẩu, nhất là các loại hoa quả trái vụ nhập từ nước bạn.
Người dân cần thận trọng vì độ ngon đã giảm mà nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao”, bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII Lạng Sơn nói.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi dế ít dịch bệnh, công chăm sóc và chi phí thức ăn thấp mà cho thu nhập khá cao so với nhiều nghề khác. Chỉ cần cho dế ăn sạch, ở sạch và uống sạch....
Nắm bắt cơ hội, mạnh dạn chuyển đổi, ông Đặng Văn Thể (Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã từ bỏ hơn 300 thùng ong mật nội chuyển hướng sang nuôi ong mật ngoại cho thu nhập gấp nhiều lần.
Nông dân các xã Mỹ Hòa, Mỹ An và Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) thực hiện mô hình nuôi ếch Thái thương phẩm mang lại lợi nhuận hàng chục triệu đồng/hộ.
Đây là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh và ít tốn công chăm sóc, thời gian từ khi trồng cho đến thu hoạch khoảng 18 tháng, cây lại cho trái quanh năm.
Kết quả khảo sát, đánh giá “Phương pháp ghép chồi cho cây điều” (còn gọi là ghép cải tạo vườn điều) vừa được các chuyên gia khẳng định cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần vườn điều không cải tạo.