Anh Bùi Văn Hoa với mô hình nuôi cá lóc đầu nhím
Qua thời gian trăn trở, anh nhận thấy muốn có thêm thu nhập trang trải chi tiêu trong gia đình và làm giàu thì phải chuyền đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa canh, đa con, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Qua nhiều lần tham dự các chương trình tập huấn từ Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện, anh Hoa quan tâm mô hình nuôi cá lóc đầu nhím, bởi cá lóc khá dễ nuôi và có thể đem lại lợi nhuận tương đối cao. Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ nuôi loại cá này phải phụ thuộc rất nhiều vào con giống và nguồn thủy sản tự nhiên làm thức ăn cho cá. Theo tính toán, để thu được 1kg cá lóc thương phẩm cần tiêu tốn từ 4 - 4,5kg cá tạp làm thức ăn. Như vậy, nếu nuôi với quy mô lớn thì cần phải tìm nguồn thức ăn thay thế cho cá tạp và phải đối mặt với ô nhiễm nguồn nước, vốn và đầu ra cho sản phẩm.
Xác định được những thuận lợi và khó khăn đó, anh quyết định chuyển đổi 4.000m2 diện tích đất trồng lúa sang nuôi cá lóc. Những năm đầu nuôi cá lóc tuy lợi nhuận không như mong muốn nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với trồng lúa. Do vậy, anh Hoa quyết định mở rộng thêm diện tích 6.000m2 để nuôi cá lóc đầu nhím. Với diện tích trên, ban đầu do kinh nghiệm nuôi trên diện tích rộng chưa quen nên gặp một số rủi ro, tỷ lệ cá bị nhiễm bệnh cao. Không nản lòng anh quyết tâm tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi nên hiện nay tỷ lệ cá đến khi xuất bán đạt trên 80%.
Qua nhiều năm nuôi cá lóc, hiện gia đình anh Hoa đang sở hữu 6 ao nuôi với diện tích 10.000m2. Hàng năm khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch anh bắt đầu thả cá giống để tận dụng nguồn cá tạp khai thác được trong mùa lũ, đến tháng 10, tháng 11 âm lịch anh xuất bán ra thị trường khoảng 400 tấn cá lóc thương phẩm (thời gian nuôi khoảng 5 - 6 tháng/vụ, mỗi năm anh xuất bán 2 vụ). Tính ra doanh thu mỗi năm đạt khoảng 14 - 15 tỷ đồng, trừ chi phí anh còn lợi nhuận từ 1,5 - 2 tỷ đồng/năm.
Anh Hoa chia sẻ: “Nghề nuôi cá lóc cũng có những khó khăn nhất định, chẳng hạn nuôi cá lóc càng lâu năm thì dịch bệnh xuất hiện càng nhiều và khó điều trị. Ngoài ra, cá lóc chủ yếu được tiêu thụ nội địa nên giá thường không ổn định, giá giảm thấp khi thu hoạch đồng loạt... Vì vậy, người nuôi cá rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về kỹ thuật sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, thông tin thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm để ổn định giá bán cá thương phẩm”.
Có thể bạn quan tâm
Ông Trần Đình Vĩnh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho biết chi cục vừa ký thỏa thuận với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 về chương trình chuyển giao phương pháp sản xuất giống nghêu nhân tạo tại huyện Cần Giờ, với tổng kinh phí khoảng 600 triệu đồng.
Ngày 30-7, tại hội thảo quốc gia về tiềm năng xuất khẩu do Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương tổ chức, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã công bố nhiều mặt hàng triển vọng xuất khẩu của VN.
Học hỏi mô hình nuôi ba ba ở Hậu Giang và áp dụng ngay trên miếng vườn của mình, 3 năm nay, anh Phạm Tấn Hưng, ngụ ấp Thới Phước 1, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) thành công với nghề nuôi ba ba, tăng thu nhập kinh tế gia đình đáng kể.
Ngày 30-7, Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại VN đã công bố nghiên cứu dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiềm năng xuất khẩu của VN. Theo đó, cảnh báo cơ cấu xuất khẩu của VN đang dựa quá nhiều vào sản phẩm thô, thâm dụng tài nguyên...
Với sự hỗ trợ của trung ương và địa phương trong việc di dân, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nên đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả; đường giao thông được cứng hóa giúp nhân dân đi lại và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Từ đó người dân vùng chuyển dân sông Ðà có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống, yên tâm sản xuất.